Vì sao đàn ông cổ đại thường "năm thê bảy thiếp"?

Trong xã hội Trung Quốc cổ đại trọng nam quyền, phụ nữ không có quyền quyết định cuộc sống của mình thì việc chung chồng là điều không tránh khỏi.

Từ sau sự kết thúc của chế độ mẫu hệ, dưới chế độ phong kiến, tình thế đảo ngược, tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội cổ đại Trung Quốc vô cùng nặng nề. Thời cổ đại, đàn ông có thể làm quan, có thể đến lầu xanh tìm thú vui, cũng có thể công minh chính đại nạp 5 thê 7 thiếp. Trong khi đó, nữ giới không có bất cứ một quyền hạn gì. Họ phải sống phụ thuộc vào người khác, "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Bản thân họ không được có chủ kiến, và quan trọng nhất nữ giới vô tài mới là đức hạnh.

Vì sao đàn ông cổ đại thường năm thê bảy thiếp?
Trong hôn nhân thời xưa, nữ giới không có quyền chủ động.

Trong hôn nhân, nữ giới không có quyền chủ động trừ khi họ là thiên kim tiểu thư. Nếu đã gả vào nhà ai thì họ phải chịu cảnh đó cho dù người đàn ông không ra gì cũng không được phép li hôn. Thậm chí, họ còn phải chịu cảnh "chia" chồng với nhiều phụ nữ khác. Vì sao đàn ông cổ đại lại có quyền nhiều vợ?

Thứ nhất: Thời cổ đại, kinh tế kém phát triển, mọi xung đột đều được giải quyết bằng chiến tranh. Mỗi khi xã hội rối loạn, thì số lượng người chết không ít. Nhưng bất kể là loạn gì, phụ nữ bao giờ cũng được giữ lại. Chính vì thế, sau mỗi lần chiến loạn, tỷ lệ phụ nữ lại nhiều hơn nam giới, để cân bằng nên 2 gái lấy chung một chồng là chuyện thường thấy.

Thứ hai: Do sự xâm nhập của văn hóa của một số dân tộc thiểu số, thêm việc cứ vài trăm năm lại thay đổi triều đại và có sự ra đời một thể chế quốc gia mới. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng nhất.

Bất kể triều đại nào ở trung nguyên khi chiến tranh bùng phát với sự xâm lấn của các dân tộc thiểu số khác, hàng vạn nam giới chết trận là chuyện bình thường. Có lúc ở Trung Nguyên sau một cuộc chiến hoặc sự thay đổi một triều đại hàng triệu người Hán chỉ còn lại vài trăm nghìn người. Chính vì thế, việc một đàn ông cổ đại đa thê là chuyện tất yếu.

Vì sao đàn ông cổ đại thường năm thê bảy thiếp?
Xã hội nặng tư tưởng nam quyền thì một người đàn ông có quá nhiều quyền hành có nhiều vợ là điều dễ hiểu.

Thứ ba: Do trình độ y học còn kém, tỉ lệ sinh không cao, tỷ lệ trẻ sơ sinh chết yểu cũng cao, cộng thêm tuổi thọ của người cổ đại cũng ngắn. Giai cấp thống trị đương thời muốn gia tăng dân số để có thêm tô thuế, có thêm binh lính để bảo vệ thiên hạ của mình nên cổ vũ việc sinh nhiều. Với tư tưởng "đông con nhiều phúc" tỉ lệ sinh tăng mạnh, nam ít hơn nữ nên việc phụ nữ phải tự nguyện chung chồng là bình thường.

Thứ 4: Đàn ông vốn tính háo sắc, tục ngữ có câu: "Vợ không bằng thiếp, thiếp không bằng lén lút vụng trộm", trong xã hội nặng tư tưởng nam quyền thì một người đàn ông có quá nhiều quyền hành trong tay việc cho mình thêm quyền có nhiều vợ cũng là điều dễ hiểu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News