Vì sao dây an toàn của ô tô có phần bảo vệ vai mà máy bay lại không?

Nếu dây an toàn có phần bảo vệ vai thì sự an toàn của hành khách sẽ tăng lên đáng kể, thế nhưng...

Theo báo cáo từ Cục Hàng không Liên bang Mỹ, mỗi năm có trung bình 58 hành khách chấn thương do không thắt dây an toàn.

Ngoài ra, trong số 298 chấn thương nghiêm trọng do máy bay rung lắc (thống kê 1980 – 2008) thì có đến 184 vụ mà người gặp nạn là tiếp viên hàng không - những người phải đi lại trên máy bay để phục vụ hành khách.

Vì sao dây an toàn của ô tô có phần bảo vệ vai mà máy bay lại không?
Tiếp viên hàng không thường gặp chấn thương vì hay phải di chuyển trên máy bay.

Hầu hết các vụ tai nạn xảy ra ở độ cao hơn 9.000m, nghĩa là trong chuyến bay chứ không phải lúc cất cánh, hạ cánh. Vì thế, tốt nhất là bạn hãy đeo dây toàn suốt cả chuyến dù có hơi bất tiện.

Nhưng cụ thể, dây an toàn giúp bạn như thế nào?

Richard McSpadden đến từ Viện An toàn Hàng không AOPA cho biết: "Nhiều hành khách nghĩ rằng tai nạn máy bay hiếm khi xảy ra. Tôi đồng ý với họ. Tuy nhiên nếu xui xẻo gặp nạn thì hậu quả rất đáng sợ, ngay cả khi máy bay chỉ nhiễu loạn trong thời gian ngắn".

Vì sao dây an toàn của ô tô có phần bảo vệ vai mà máy bay lại không?
Khung cảnh náo loạn khi máy bay gặp rung lắc ở 9.000m, trên một chuyến bay từ Bangkok của hãng Aeroflot tháng 11/2017.

Một tác giả sách và tiếp viên hàng không người Mỹ - Heather Poole cũng đồng ý với quan điểm trên. Poole nói: "Mọi người thường nghĩ khi rung lắc thì máy bay sẽ bị kéo chếch lên. Thực tế ngược lại, máy bay sẽ hạ xuống mạnh và đột ngột.

Khi đó, nếu bạn thắt dây an toàn, nó sẽ giữ cơ thể bạn ở nguyên trên ghế. Vị trí của bạn so với cả máy bay không có gì thay đổi và như vậy ít nguy cơ chấn thương. Ngược lại, nếu bạn đang thả lỏng toàn thân, bạn có thể bị hất tung lên và đập đầu vào trần máy bay, dính phải chấn thương nguy hiểm".


Hành khách áo vàng không thắt dây an toàn. Người áo xanh thì được dây an toàn bảo vệ.

Năm 2013, chuyến bay 214 của hãng Asiana Airlines gặp nạn khi đang đáp xuống San Francisco, làm 3 người thiệt mạng.

Sau này, bác sĩ pháp y David King cho biết: "Trong số đó, có 2 hành khách bị văng khỏi máy bay do không thắt dây an toàn khi máy bay hạ cách (và gặp lỗi). Họ rất có thể đã được giữ lại trên cabin và sống sót nếu thắt dây an toàn".

Vì sao dây an toàn của ô tô có phần bảo vệ vai mà máy bay lại không?
Hiện trường tai nạn chuyến 214 hãng Asiana Airlines.

Nếu vậy, thêm phần bảo vệ vai có phải càng an toàn hơn không?

Chính xác là như thế. Chuyên gia McSpadden giải thích: "Nó giúp cản bớt sự dịch thuyển của phần thân trên cơ thể khi máy bay gặp chấn động mạnh".

Thực tế ở những máy bay nhỏ, phần bảo vệ vai là yêu cầu bắt buộc, theo quy định an toàn bay từ tháng 12/1986. Cùng với dây thắt ngang hông, dây chéo vai có thể giảm nguy cơ gặp chấn thương nặng đến 88% và giảm nguy cơ tử vong đến 20% (theo Cục Hàng không Liên bang Mỹ).

Nếu thần kỳ đến thế, vì sao người ta vẫn không thiết kế thêm dây chéo vai trên máy bay giống như trên ô tô?

Vì sao dây an toàn của ô tô có phần bảo vệ vai mà máy bay lại không?
Như thế này an toàn hơn nhưng hơi bất tiện.

Bởi vì chi phí tốn kém và chưa có phương án thiết kế, lắp đặt nào vừa hữu hiệu vừa tiện lợi cho các chuyến bay thương mại lớn. Nó rõ ràng sẽ gây bất tiện cho hành khách suốt những chặng bay dài.

Hơn nữa, chỉ số an toàn bay đang ở mức cao nên người ta chưa thấy cần thiết phải lắp thêm dây an toàn bảo vệ vai.

Năm 2017, không có vụ tai nạn chết người nào đối với máy bay phản lực thương mại - biến nó trở thành năm an toàn nhất đối với loại máy bay thương mại cỡ lớn.

Còn nhìn chung tất cả loại máy bay thì tỷ lệ tử vong vào năm 2017 cũng thấp: tỷ lệ 1 vụ trên 12 triệu chuyến bay!

Với tỷ lệ như thế, người ta chưa muốn lắp dây an toàn bảo vệ vai vì chi phí, nỗ lực bỏ ra không đủ lớn để bù đắp những lời than phiền, sự phản đối chắc chắn sẽ xảy ra của số đông hành khách.

Nhưng dù sao, đã có dây bảo vệ ngang hông. Chúng vô cùng hữu ích, nên nếu muốn bảo vệ bản thân ở mức cao nhất thì bạn hãy chịu khó "dính" với nó suốt cả chuyến bay nhé.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News