Vì sao gốc cây nào cũng được "khoét lỗ" dù không phải do con người tạo ra?

Thu đi để lại lá vàng, còn tuyết tan để lại muôn vàn... “ổ gà” nhỏ to! Thật vậy, điều này xảy ra khắp các cánh rừng Canada, đặc biệt là quanh thân cây.

Ở nơi lạnh lẽo như những cánh rừng tại Quebec (Canada) tuyết mới bắt đầu tan. Chuyện này cũng chả có gì đáng nói nếu như tuyết không tan... một cách có hệ thống như này!


Những vòng tròn quanh gốc cây.

Hãy xem, tuyết bắt đầu tan thành một vòng tròn quanh thân cây trước. Thân cây nào cũng vậy, đều có những "cái lỗ" khá tròn trịa, vết cắt dứt khoát và ngay ngắn theo chiều thẳng đứng. Vì sao có hiện tượng kì lạ này?

Gợi ý: kiến thức vật lí về dẫn nhiệt sẽ cho bạn câu trả lời.

Bạn đã đoán ra chưa? Câu trả lời là, các hố này hoàn toàn hình thành do nhiệt đấy. Khi Mặt trời mùa xuân ủ ấm cho cả khu rừng, thân cây tối màu nên hấp thụ nhiều nhiệt hơn so với mặt tuyết trắng.

Nhiệt từ thân cây tỏa ra xung quanh. Thế nên lớp tuyết sát ngay đó sẽ tan ra trước và để lại những chiếc hố tròn như thế.


Các hố này hình thành do nhiệt.

Ngoài ra, địa hình khu rừng không bằng phẳng, có chỗ lồi có chỗ lõm nên dẫn đến tuyết bao phủ rồi tan đi với tốc độ không đều nhau. Điều này vô tình tạo ra những chiếc hố khác nữa dù không phải là bao quanh thân cây. Và chúng cũng sẽ không "đều" "đẹp" như trường hợp mà ta nhắc đến đầu tiên.

Một nhóm nhà sinh vật học ở Quebec còn phát hiện ra một điều thú vị khác. Đó là nhiều loài thực vật nhỏ đã rất biết "tận dụng" khoảng không của những chiếc hố để bắt đầu sinh sôi phát triển.

Nguyên nhân không chỉ bởi các hố này đã tạo ra khoảng đất "lộ thiên" hết sức thuận lợi, mà còn do quanh thân luôn dồi dào nước và chất dinh dưỡng hơn.

Mặt khác, khi bạn nhỏ thì bạn không có nhiều sự lựa chọn. Các loài cây thấp bé chỉ có một khoảng thời gian ngắn để đắm mình dưới ánh nắng Mặt trời. Ít lâu sau, tuyết sẽ tan hết.


Nhiều loài thực vật nhỏ đã rất biết "tận dụng" khoảng không của những chiếc hố để bắt đầu sinh sôi phát triển.

Các loài cây khác sẽ bắt đầu rũ mình đứng dậy, mọc lên vượt trội và che lấp đi cả "bầu trời nắng" của cây bên dưới.

Lúc này, cây nhỏ chỉ còn biết khép mình dưới bóng râm và đợi một mùa tuyết tan mới, nhưng chúng sẽ không bao giờ thôi chờ mong hi vọng! Nhỏ nhưng đầy lạc quan và có chiến lược đúng không?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Ngày Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt, là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm.

Đăng ngày: 24/02/2025
Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc Aghori này thường khỏa thân, dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News