Vì sao loài chim hay lao đầu vào cửa kính?

Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014, có tới khoảng 1 tỷ con chim ở Mỹ chết vì va chạm với cửa sổ, cửa kính mỗi năm.

Tập tính của loài chim đôi khi vẫn khiến giới quan sát bất ngờ, dù chúng đã là đề tài nghiên cứu khoa học từ rất lâu. Trong đó, đáng chú ý nhất là "sở thích" lao đầu vào, mổ và làm hỏng những vật thể hoàn toàn vô tri, như cửa sổ, cửa kính xe hơi, gương chiếu hậu…

Vì
Một con chim đang cố lao vào cửa kính xe hơi (Ảnh: Getty).

Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014, có tới khoảng 1 tỷ con chim ở Mỹ chết vì va chạm với cửa sổ, cửa kính mỗi năm.

Theo lý giải của các nhà khoa học, đa số loài chim không thể phân biệt được hình ảnh phản chiếu của chúng trong gương. Đối với chúng, suy nghĩ đầu tiên khi nhìn thấy hình ảnh này là lao vào tấn công để bảo vệ tổ và chim non.

Điều này xảy ra thường xuyên nhất vào mùa xuân, khi tính lãnh thổ của chim ở mức cao. "Chim rõ ràng không phải Einstein của thế giới động vật", Rita McMahon, giám đốc Tổ chức Chim hoang dã tại Thành phố New York (Mỹ), cho biết.

"Các loài động vật cần phải có một mức độ nhận thức nhất định để có thể vượt qua bài kiểm tra gương, và chim thường sẽ không làm được điều này".

Cửa sổ, cửa kính cũng có thể đã phản chiếu hình ảnh của bầu trời, bãi cỏ… khiến chim không thể phân biệt. Vào ban đêm, chim di cư cũng thường đâm vào cửa kính vì nhìn thấy ánh đèn.

Vì
Đa số các loài chim không phân biệt được hình ảnh phản chiếu của chúng trên cửa sổ, cửa kính... và trở thành nạn nhân bất đắc dĩ (Ảnh: Getty).

Đến nay, khoa học vẫn chưa giải thích được lý do khiến ánh sáng làm chệch hướng của những loài chim di cư về đêm khỏi đường đi ban đầu của chúng, đặc biệt là trong điều kiện trần thấp hoặc sương mù.

Trong khu vực được chiếu sáng, chúng di chuyển loanh quanh, đôi khi va chạm với nhau hoặc với cấu trúc được chiếu sáng.

Theo các chuyên gia, bạn chỉ cần thực hiện một số thay đổi nhỏ để khiến cửa sổ, cửa kính, không còn là "mục tiêu" của các loài chim. Một trong số đó là sử dụng vật liệu không phản chiếu cho mặt ngoài của cửa kính, cửa sổ.

Bên cạnh đó, cũng có thể lắp rèm che nắng, mái hiên ngoài trời trên cửa sổ để che bớt sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời. Chặn lối vào cửa sổ bằng cây xanh và các loại giỏ treo cũng là một giải pháp hữu hiệu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao bác sỹ khuyên chúng ta nên chú ý bảo vệ khuỷu tay?

Vì sao bác sỹ khuyên chúng ta nên chú ý bảo vệ khuỷu tay?

Khuỷu tay là một trong những khớp phức tạp nhất trong cơ thể. Có ba dây thần kinh chính chạy qua khuỷu tay. Một trong số đó là dây thần kinh trụ.

Đăng ngày: 31/07/2024
Tại sao chim bồ câu lại gật đầu khi đi bộ?

Tại sao chim bồ câu lại gật đầu khi đi bộ?

Mặc dù trông giống như chim bồ câu gật đầu khi đi bộ, nhưng nghiên cứu cho thấy đầu của chúng hoàn toàn đứng yên và chỉ có thân mình chúng chuyển động.

Đăng ngày: 30/07/2024
Vì sao động đất rung chuyển Tây Nguyên, miền Trung?

Vì sao động đất rung chuyển Tây Nguyên, miền Trung?

Hoạt động tích nước của hồ chứa thuỷ điện gây ra hàng trăm trận động đất kích thích tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum trong hơn 3 năm qua.

Đăng ngày: 29/07/2024
Tại sao huyền thoại siêu thanh Concorde bay chậm khi sơn xanh?

Tại sao huyền thoại siêu thanh Concorde bay chậm khi sơn xanh?

Trong chiến dịch quảng bá đồ uống vào những năm 90, một máy bay Concorde được sơn lại thành màu xanh, khiến nó gặp hạn chế về tốc độ.

Đăng ngày: 28/07/2024
Vì sao nên uống đồ nóng vào mùa hè?

Vì sao nên uống đồ nóng vào mùa hè?

Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên, chúng ta thường thích sử dụng đồ uống lạnh và nghĩ rằng nó giúp điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể, mang lại cảm giác sảng khoái.

Đăng ngày: 27/07/2024
Tại sao núi Taranaki ở New Zealand lại có ranh giới gần như hình tròn hoàn hảo?

Tại sao núi Taranaki ở New Zealand lại có ranh giới gần như hình tròn hoàn hảo?

Núi Taranaki, một núi lửa dạng tầng không hoạt động, có phần đáy tròn gần như hoàn hảo đã thu hút người dân địa phương cũng như du khách qua nhiều thế hệ.

Đăng ngày: 26/07/2024
Vì sao sẹo tồn tại vĩnh viễn?

Vì sao sẹo tồn tại vĩnh viễn?

Mô sẹo có cấu tạo khác biệt so với da thông thường, do đó không bao giờ biến mất hoàn toàn.

Đăng ngày: 26/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News