Vì sao mèo thích tha "chiến lợi phẩm" về nhà?

Cùng đi tìm lời giải vì sao những chú mèo rất thích tha chuột, chim về cho chủ nhân của mình.

Tại sao mèo tha xác động vật về nhà?

Với những người nuôi mèo thì hẳn bạn đã bắt gặp hình ảnh chú mèo cưng của mình đi vào nhà trong khi miệng ngậm một vật thể lạ. Đó có thể là một chú chim nhỏ hay chú chuột xấu số.

Mặc dù mèo ta được "ăn no mặc ấm" nhưng vẫn thích thú bắt các loài sinh vật khác và luôn mang chiến lợi phẩm về nhà. Phải chăng mèo là một thợ săn "máu lạnh" nên mới có hành vi mang phần hoang dã này? Hãy cùng đi tìm lời giải qua bài viết dưới đây.

Đầu tiên, bạn phải thừa nhận rằng, những chú mèo nuôi trong nhà là những thợ săn bẩm sinh. Các nghiên cứu về tác động của mèo hoang và mèo nhà lên các quần thể chim và động vật gặm nhấm đã chỉ ra, mèo bị cáo buộc là đã giết hàng tỷ con vật nhỏ mỗi năm chỉ riêng ở Mỹ.

Nhưng điều đó không làm cho chúng trở thành những kẻ xấu xa - chỉ là do chúng đã thích nghi một cách hoàn hảo với lối sống ăn thịt.

Không chỉ vậy, mèo còn được cho là thủ phạm làm giảm số lượng nhiều quần thể sinh vật nhỏ trong tự nhiên. Mặc dù mèo nhà lần đầu tiên được thuần hóa gần 10.000 năm trước đây nhưng vẫn giữ bản năng săn mồi hoàn hảo từ tổ tiên của mình. Do đó, chúng mang gene thợ săn từ thuở còn bé tí.

Ở mèo, bộ ruột của chúng vẫn khá ngắn và đơn giản dùng để tiêu hóa thịt sống, trong khi ruột con người chúng ta dài và phức tạp hơn hẳn do chúng ta là loài “ăn tạp”.

Trong tự nhiên, nhiều chú mèo khi bắt được con mồi lại không ăn thịt mà để chúng sống sót và đem tặng cho chủ như một món quà.

Theo các chuyên gia, từ xưa, mèo mẹ thường dạy mèo con về việc thể hiện tình cảm và cách đem thức ăn - những con mồi chết hoặc bị thương về tổ là một trong những hành động thể hiện tình yêu thương. Đây cũng là bài học về sinh tồn mà mẹ muốn truyền cho mèo con.

Bằng việc đem về một con mồi, mèo đang đóng vai trò tự nhiên của nó như một người mẹ và giáo viên. Bạn vừa được nó xem là người chủ nhưng đồng thời cũng là thành viên gia đình.

Và do quan tâm đến khả năng sinh tồn sau này của bạn nên mèo ta sẽ cố gắng truyền thụ lại các “bí kíp” của mình, nhưng đáng tiếc là có lẽ bạn không đủ khả năng và cũng không hề muốn ăn thịt chuột.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, những món quà mà mèo đem về cho bạn chứng tỏ chúng đã xem bạn như là gia đình của mình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao một số động vật vẫn

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?

Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Đăng ngày: 15/04/2025
Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Đăng ngày: 14/04/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 13/04/2025
Khả năng kỳ lạ của mèo

Khả năng kỳ lạ của mèo

Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Đăng ngày: 12/04/2025
13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến

13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến

Bạn có biết rằng mai rùa cũng được làm từ xương?

Đăng ngày: 11/04/2025
Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Đăng ngày: 11/04/2025
Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Đăng ngày: 10/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News