Vì sao mới rét, Hà Nội và miền Bắc lại lạnh sâu đến thế?

Lý giải vì sao đợt rét lần này Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc lại lạnh sâu, thấp nhất có thể xuống 16 độ C, vùng núi dưới 11 độ C,Trưởng phòng dự báo Đài KTTV Việt Bắc cho biết: "Do hệ thống gió trên cao hoạt động mạnh kết hợp với không khí lạnh lần này rất mạnh, di chuyển nhanh nên nền nhiệt xuống sâu".

Đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu năm đến nay

Như tin đã đưa, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 7/11, bộ phận không khí lạnh đã báo di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng ngày và đêm ngày 8/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, trễ hơn so với dự báo ban đầu.

Từ đêm hôm qua 8/11, toàn miền Bắc đã trở rét. Nhiệt độ thấp nhất tại các tỉnh đồng bằng, trung du phía Bắc ở mức 16-19 độ, vùng núi rét đậm 13-15 độ. Riêng vùng núi cao như Sa Pa, Mẫu Sơn rét hại 9-11 độ C. Thủ đô Hà Nội được dự báo rét 17-18 độ vào ban đêm, ban ngày chỉ 19-21 độ C.


Ngày 8/11 các tỉnh miền Bắc nhiệt độ đã giảm mạnh. (Ảnh minh họa).

Cùng với không khí lạnh, từ đêm 8/11, miền Bắc sẽ xuất hiện đợt mưa, sau đó mở rộng xuống Bắc Trung Bộ đến Quảng Bình. Lượng mưa cả đợt ở phía Tây Bắc Bộ dao động 50-150mm; phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ 50-100mm.

Liên quan đến đợt rét lần này, trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Đình Văn, Trưởng phòng dự báo Đài Khí tượng Thủy văn Việt Bắc cho biết, tính từ đầu năm đến nay, đợt không khí lạnh lần này mạnh và rét sâu nhất.

"Khả năng nhiệt độ ở các tỉnh miền núi như Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn... sẽ xuống thấp nhất đến khoảng 13 độ C. Các tỉnh ở trung du, đồng bằng, khu vực Hà Nội nhiệt độ xuống thấp nhất khoảng 15 - 16 độ C. Ngày 8/11, nhiệt độ sẽ hạ sâu vào trưa và chiều tối kèm theo mưa, có thể mưa rào và dông. Đợt rét này kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày sau đó nhiệt độ ấm dần lên", ông Văn nói.

"Mùa đông năm nay có khoảng 3 đến 4 đợt rét đậm, rét hại, khả năng không có tuyết rơi"

Chia sẻ với chúng tôi, Trưởng phòng dự báo Đài Khí tượng Thủy văn Việt Bắc cũng cho hay, so với mọi năm nhiệt độ trung bình xuống ngưỡng rét đậm, rét hại thì khả năng năm nay đến sớm hơn và dự báo có khoảng 3 đến 4 đợt rét đậm, rét hại.


Theo ông Văn năm nay khả năng không có tuyết rơi.

"Tôi cho rằng đợt rét đậm, rét hại nhất tập trung vào cuối tháng 12, nhiệt độ thấp nhất khoảng 8 - 9 độ ở các tỉnh miền núi, đồng bằng cũng tầm như thế hoặc có thể cao hơn 1 chút và cũng có khoảng 3, 4 đợt nữa", ông Văn chia sẻ.

Về tình hình thời tiết năm ngoái ghi nhận có nơi nhiệt độ giảm sâu xuống còn -4 độ C, ông Văn dự báo nhiệt độ năm nay khả năng không hạ sâu như năm trước.

"Như năm ngoái ghi nhận tại trạm khí tượng Phú Thọ nhiệt độ xuống 5,4 độ là thấp nhất nhưng năm nay dự báo nhiệt độ thấp nhất chỉ khoảng 8 đến 9 độ C, không rét đậm, rét hại như năm trước", Trưởng phòng dự báo Đài Khí tượng Thủy văn Việt Bắc cho hay.

Ông Văn cũng đưa ra dự báo khả năng năm nay không có tuyết rơi. Lý giải về vấn đề này, ông cho biết: "Năm nay do El Nino (nóng) đang ở trạng thái trung gian, nghiêng về La Nina (lạnh) cho nên khả năng không rét như năm ngoái".

Về vấn đề này, ông Lưu Minh Hải – Giám đốc Đài khí tượng thủy văn Lào Cai cho biết, đợt rét lần này lạnh sâu hơn vì khối không khí lạnh về tương đối mạnh. Ngày 8/11, nhiệt độ giảm 6 đến 8 độ C so với ngày 7/11.

"Đợt không khí lạnh lần này xảy ra rét đậm chỉ ở các tỉnh miền núi và kéo dài đến khoảng ngày 12/11 thì nhiệt độ ấm lên. Đợt lạnh lần này tôi lo ngại nhất là vấn đề hai tổ hợp thời tiết xấu xuất hiện đồng thời gây mưa lớn bất thường ở các tỉnh Tây Bắc Bộ dễ xảy ra hiện tượng lũ quét, sạt lở đất đá", ông Hải nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News