Vì sao một số thuốc không được nhai, bẻ nhỏ hoặc nghiền?

Mỗi lần bạn uống 1 dạng thuốc thường thì bác sĩ sẽ chỉ kê đơn đưa ra tên thuốc, ngày uống mấy lần, uống trước hay sau khi ăn, cũng có bác sĩ sẽ chú ý nhắc thuốc đó có cần phải bẻ ra, nhai hay nghiền để sử dụng hay không.

Vậy nếu bác sĩ quên không chỉ cách uống như thế nào thì bạn phải làm sao? Tốt nhất là hỏi lại bác sĩ, hoặc nếu không khi mua thuốc hỏi người bán, còn nếu quên tuốt về đến nhà mới nhớ ra thì bạn làm thế nào?

Tại sao một số thuốc không được nhai, bẻ nhỏ hoặc nghiền? Đó là vì nếu bạn làm vậy sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng thuốc, làm thay đổi dược động học của thuốc (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc) và có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho chính bản thân bạn.

Các dạng thuốc sau không nên được nhai, nghiền hay bẻ nhỏ:

1. Thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài

Là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ (matrix) chứa thuốc giúp phóng thích dược chất từ từ trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để cho tác dụng kéo dài.

Thuốc phóng thích dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ. Dấu hiệu nhận biết: ký hiệu trên tên thuốc thường có các chữ viết tắt trong bảng dưới đây, các bạn có thể thử tra tủ thuốc mình xem có loại nào như vậy không:

Vì sao một số thuốc không được nhai, bẻ nhỏ hoặc nghiền?

Ví dụ một số biệt dược có các kí hiệu trên: GLUCOPHAGE XR (metformin), SaVi Trimetazidine MR (trimetazidin), Adalat LA (nifedipin), DUSPATALIN RETARD (mebeverine).

Tuy nhiên, cũng có nhiều tên thuốc không có ký hiệu để nhận biết như: AGGRENOX (aspirin and dipyridamole), PENTASA (mesalamine), PLENDIL (felodipine), NITROMINT (nitroglycerin).

Đặc biệt, dạng thuốc này chứa hàm lượng cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng sai có thể gây quá liều nguy hiểm và đặc biệt không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang.

2. Thuốc bao tan trong ruột

Là dạng bào chế để thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn và chỉ tan ở phần đầu ruột non (tá tràng) và phóng thích dược chất ở ruột.

Mục đích của dạng thuốc này là ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày chẳng hạn như các thuốc ức chế bơm proton NEXIUM (esomeprazole), OVAC (omeprazole) hoặc PARIET (rabeprazole); hay ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày (như viên nén bao tan ở ruột aspirin pH=8).

Với loại thuốc viên bao tan trong ruột, rất cần uống nguyên vẹn cả viên.

3. Thuốc ngậm dưới lưỡi

Với những viên thuốc đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không được bẻ đôi, bẻ nhỏ viên thuốc, nếu làm như vậy thì sẽ phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc. Ví dụ như thuốc SORBITRATE (isosorbide dinitrate), ERGOMAR (ergotamine).

4. Thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc

Là thuốc điều trị ung thư, thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch. Việc nhai hoặc nghiền các thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này.

Một số thuốc như DOLOBIB (diflunisal), FELDENCE (piroxicam), POSICOR (mibefradil) nếu nghiền hoặc mở viên nang, bột thuốc sẽ phân tán, tiếp xúc với da hoặc niêm mạc gây kích ứng. Thậm chí có thuốc như PROPECIA (finasteride), PROSCAR(finasteride) được khuyến cáo không được nghiền, bẻ nhỏ vì nếu bột thuốc bị phân tán, xâm nhập qua cơ thể phụ nữ mang thai (qua đường mũi, miệng) sẽ ảnh hưởng đến thai.

5. Thuốc rất đắng, có mùi khó chịu

Không nên nhai, nghiền những thuốc mà dược chất có mùi vị khó chịu như ZINNAT (cefuroxim), REMERON (mirtazapine) hoặc dược chất gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa như FOSAMAX (alendronate). Các thuốc: BETAPEN-VK (Penicillin V), CIPRO (ciprofloxacin), CEFTIN (cefuroxime), DESYREL (trazodone), EQUANIL (meprobamate), BERBERIN (berberin) là thuốc phải uống nguyên viên vì nếu bẻ nhỏ, nghiền nát, bệnh nhân sẽ không chịu được vị đắng khó chịu của dược chất.

Nói đi nói lại thì vẫn rất cần sự chú ý của các bác sỹ khi kê đơn và nhắc nhở người bệnh, cũng như bạn hãy là "người bệnh thông thái", cái nào chưa rõ thì tốt nhất nên tìm mọi cách mà hỏi lại ngay khi khám, hoặc hãy xin số điện thoại của bác sĩ để nếu có gì không rõ khi điều trị thì hãy alo cho bác sĩ ngay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Các nhà khoa học Nga đã tìm ra cách kéo dài “giờ vàng” để cứu người?

Các nhà khoa học Nga đã tìm ra cách kéo dài “giờ vàng” để cứu người?

Các nhà khoa học Nga trong khuôn khổ dự án Quỹ nghiên cứu tiềm năng đã tìm ra cách kéo dài “giờ vàng" để cứu những người đang ở trong ranh giới giữa sự sống và cái chết.

Đăng ngày: 11/05/2018
Sau 45 phút uống nước từ cốc đồng, điều thần kỳ thay đổi nhan sắc bạn

Sau 45 phút uống nước từ cốc đồng, điều thần kỳ thay đổi nhan sắc bạn

Uống loại nước này vào sáng hôm sau, sẽ nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe nói chung và nhan sắc nói riêng.

Đăng ngày: 11/05/2018
Tiến sĩ 104 tuổi đã

Tiến sĩ 104 tuổi đã "ra đi yên bình" trong tiếng nhạc Beethoven

Sau thời gian dài đấu tranh và hơn một tháng trở thành chủ đề gây tranh cãi khắp thế giới, tiến sĩ David Goodall, nhà khoa học già nhất Australia đã qua đời bằng cái chết êm ái tại Basel (Thụy Sĩ).

Đăng ngày: 11/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News