Vì sao mũi người Việt thấp mà người Tây mũi lại cao?

Giới khoa học đã giải thích được vì sao mũi của người Việt lại thường thấp, lỗ mũi to trong khi mũi người phương Tây cao ơi là cao... hóa ra tất cả đều có lý do của nó.

Từ trước tới nay chúng ta luôn nghĩ hình dáng mũi là do di truyền, nhưng nay các nhà nghiên cứu đã khám phá ra mối liên hệ giữa hình dáng mũi và thời tiết.

Vào cuối thập niên 1800, nhà nhân loại học, nhà giải phẫu Arthur Thompson đã có ý nghĩ, hình dáng mũi có thể bị ảnh hưởng bởi khí hậu.

Ông đã tiến hành nghiên cứu dựa trên những phép đo từ hộp sọ người và đưa ra kết luận: người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, rộng; ngược lại, người sống tại vùng khí hậu lạnh khô có mũi cao và hẹp hơn.


Hình dáng mũi có thể bị ảnh hưởng bởi khí hậu.

Trong nghiên cứu mới đây, dẫn đầu là nhà di truyền học Arslan Zaidi thuộc Đại học Pennsylvania cùng nhóm chuyên gia đến từ Mỹ, Ireland và Bỉ - họ đã nắm bắt được nhiều khía cạnh trong mối liên hệ giữa hình dáng mũi và khí hậu.

Kết quả của cuộc nghiên cứu cũng được công bố trên tạp chí Di truyền học PloS Genetics.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh khuôn mặt 3D của 476 tình nguyện viên đến từ các vùng miền với các kiểu khí hậu khác nhau: Nam Á, Đông Á, Tây Phi và Bắc Âu để đo chiều rộng, khoảng cách lỗ mũi, chiều cao, chiều dài mũi.


Người càng sống gần xích đạo thì lỗ mũi càng rộng.

Zaidi cho biết, kích thước và chiều rộng của mũi có liên quan với nhiệt độ và độ ẩm của khu vực sinh sống.

Người sống trong điều kiện thời tiết nóng có lỗ mũi rộng hơn so với người sống trong thời tiết lạnh.

Người càng sống gần xích đạo thì lỗ mũi càng rộng. Sở dĩ có mối liên hệ này là vì một trong những nhiệm vụ quan trọng của mũi là điều hòa không khí đủ ấm và đủ ẩm trước khi đi đến phổi để đảm bảo sức khỏe cho con người và giúp họ thích nghi với môi trường sống tốt hơn.


Nngười sống ở nơi có nhiệt độ cao, bao gồm cả Việt Nam thường có mũi thấp và lỗ mũi rộng.

Ví dụ, bạn sống trong môi trường lạnh khô thì không khí đi qua đường mũi vào phổi sẽ là không khí lạnh khô.

Cơ chế của đường hô hấp bên trong mũi có nhiệm vụ phải làm ấm và làm ẩm không khí đó trước khi nó đến phổi. Và dĩ nhiên, lỗ mũi nhỏ hẹp sẽ giúp tăng độ ẩm cũng như làm ấm luồng không khí và giảm sự tác động của không khí lạnh.

Còn những người sống ở nơi có nhiệt độ cao, bao gồm cả Việt Nam thường có mũi thấp và lỗ mũi rộng để hô hấp dễ dàng hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường.

Đăng ngày: 17/02/2025
Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tục mừng tuổi đã là một phần không thể tách rời của văn hóa người Việt trong suốt lịch sử.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News