Vì sao nên lo ngại về biến thể virus corona mới ở Anh?

Niềm vui đạt thỏa thuận thương mại hậu Brexit với Liên minh châu Âu (EU) không thể xua tan nỗi lo lắng bị cô lập với thế giới của nước Anh những ngày này do biến thể virus corona mới.

Cho tới nay, khoảng hơn 65 quốc gia đã tạm dừng các chuyến bay và tàu hỏa tới Anh vì lo ngại biến thể virus corona mới (được gọi là B.1.1.7 hoặc VUI-202012/01).

Công dân xứ sở sương mù những ngày này hoặc bị yêu cầu phải cách ly tại nhà, hoặc bị kẹt lại ở nhiều sân bay quốc tế.

Đã xuất hiện những hiện tượng mua sắm hoảng loạn trong các siêu thị Anh như ghi nhận của báo New York Times.

Biến thể corona mới có đến... 17 đột biến

Các nhà khoa học đầu tuần này (21-12) nhận định biến thể mới có khả năng lây nhiễm cao hơn từ 50-70% so với chủng virus ban đầu. Thủ tướng Anh trước đó còn nói nguy cơ này là hơn 70%. Giới khoa học cũng nhận định trẻ em có thể dễ bị mắc biến thể mới hơn so với "phiên bản" virus đầu tiên.

Mặc dù vẫn còn nhiều điều giới khoa học còn chưa tường tận về biến thể virus mới, song nó vẫn báo động với chúng ta những điều quan trọng. Đó là chúng có thể thay đổi để thích ứng, tồn tại và dễ lây lan hơn.

Vì sao nên lo ngại về biến thể virus corona mới ở Anh?
Những hàng dài xe tải xếp hàng chờ được phép di chuyển ở vùng ngoại ô Ashford của Anh trong ngày 25-12-2020 trong bối cảnh có những diễn biến phức tạp của chủng virus corona biến thể mới - (Ảnh: REUTERS).

Trong quá trình tiến hóa, chúng có thể trở nên khó kiểm soát hơn và sau một thời gian biến đổi đủ lâu (như các nhà khoa học nói thường phải mất nhiều năm), chúng có thể đủ "thông minh" để "vượt mặt" phần nào đó các vắc xin đã có.

Đài CNN dẫn các phân tích của tiến sĩ William Haseltine, chủ tịch tổ chức nghiên cứu Access Health International và là tác giả của nhiều cuốn sách y khoa, cho biết cho tới nay SARS-CoV-2 đã biến đổi với tốc độ khá ổn định với khoảng từ một đến hai biến thể mỗi tháng. Một số đột biến giúp virus dễ lây lan hơn, số khác giúp virus lẩn trốn tốt hơn trước hệ miễn dịch của con người.

Điều khiến giới khoa học lo ngại nhiều hơn với biến thể virus corona ở Anh là virus này có tới 17 đột biến cùng tham gia làm thay đổi các protein của virus.

Các đột biến này tác động tới 4 loại protein khác nhau của virus là protein gai (spike protein), ORF1ab, Orf8 và protein N.

Đành rằng số lượng đột biến lớn trong một biến thể virus đã là đáng lo, song vấn đề gây lo lắng hơn và vẫn đang chờ giới chuyên môn giải đáp là không biết những đột biến này khi kết hợp với nhau có thể thay đổi cách thức hoạt động của virus corona như thế nào.

Chẳng hạn một trong các đột biến có tên là N501Y giúp các protein gai của virus corona bám chặt hơn vào thụ thể ACE2 của người, giúp virus "bám rễ" lâu hơn ở người bệnh.

Đột biến này được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến biến thể B.1.1.7 dù chỉ mới ghi nhận ở Anh trong tháng 9 nhưng giờ đã chiếm tới hơn 60% số ca mắc mới ở trong và xung quanh London.

Một đột biến thứ hai liên quan tới protein gai của virus corona là 69-70del. Đột biến này xóa bỏ hai amino acid, theo đó giúp virus có thể lẩn tránh được một số phản ứng của hệ miễn dịch và kết hợp với các đột biến khác để tạo nên cơ chế dễ lây nhiễm hơn.

Đột biến 69-70del cũng đã được tìm thấy ở những chủng virus corona biến thể khác, trong đó có cả chủng virus ở những con chồn tại Đan Mạch, và dường như xảy ra khi người bệnh mang virus corona suốt nhiều tháng. Giới khoa học ghi nhận đột biến xuất hiện ở virus có trong cả những người bệnh đã được điều trị bằng huyết tương của những người đã khỏi.

Dù vậy, vẫn cần nhắc lại rằng tất cả những lo ngại này sẽ phải chờ đợi thêm nhiều nghiên cứu để biết đích xác 17 đột biến sẽ kết hợp với nhau ra sao và tác động thế nào tới cách thức hoạt động của biến thể virus mới.

Sẵn sàng trước kịch bản xấu nhất

Giới khoa học cũng đã cảnh báo về những khả năng tệ nhất có thể xảy ra căn cứ vào những gì đã biết cho tới nay về virus.

Theo đó, SARS-CoV-2 đã chứng tỏ nó là một chủng virus "xảo quyệt", biết cách thích ứng và thích ứng nhanh với điều kiện môi trường để tồn tại, rất giống với virus cúm. Do đó, chúng ta phải chuẩn bị tâm thế để đối mặt với khả năng virus này sẽ "ở lại lâu dài" với con người, giống như bệnh cúm.

Thứ nữa, cũng như vắc xin cúm, vắc xin COVID-19 có thể không phải chỉ cần tiêm một lần duy nhất trong đời.

Các hãng sản xuất vắc xin như Pfizer, BioNTech và Moderna đang rốt ráo cập nhật vắc xin của họ để tăng tối đa thời hạn hiệu lực của thuốc mà tại thời điểm này dư luận vẫn chưa biết có thể duy trì tác dụng trong 12 tháng, 18 tháng hay lâu hơn nữa.

Nói như vậy không có nghĩa chúng ta bi quan rằng y học hiện đại không thể bắt kịp sự tiến hóa của virus, song đó thực sự là thách thức không hề đơn giản.

Ảnh hưởng của biến thể virus qua các con số

  • *(Ít nhất) 3: Là số biến thể virus corona mới đã được ghi nhận gần đây tại Anh (VUI-202012/01), Nam Phi (501.V2) và Nigeria (P681H).
  • *(Ít nhất) 9: Là số quốc gia đã xác nhận có ca bệnh mắc biến thể virus corona mới gồm: Ý, Đan Mạch, Hà Lan, Israel, Nhật Bản, Singapore, Lebanon, Úc và Ireland.
  • *2.000 - 3.000: Là số tài xế xe tải Pháp đã bị kẹt lại bên phía biên giới của Anh trong khi chờ đợi những chính sách đi lại rõ ràng hơn của chính quyền trong bối cảnh ảnh hưởng vì biến thể corona mới.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Anh phát hiện thêm biến chủng virus corona lây lan nhanh

Anh phát hiện thêm biến chủng virus corona lây lan nhanh

Anh phát hiện hai ca Covid-19 với biến chủng virus mới liên quan đến Nam Phi, giữa lúc đang phải đương đầu với làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng xuất phát từ một biến chủng khác.

Đăng ngày: 24/12/2020
Covid-19 lây lan tới Nam Cực, châu lục cuối cùng trên Trái đất

Covid-19 lây lan tới Nam Cực, châu lục cuối cùng trên Trái đất

Quân đội Chile đã xác nhận ít nhất 36 ca mắc tại Căn cứ Bernardo O’Higgins Riquelme, gồm 26 quân nhân và 10 nhà thầu dân sự tiến hành bảo trì.

Đăng ngày: 23/12/2020
Đột biến mới của virus ở Anh nguy hiểm tới mức nào?

Đột biến mới của virus ở Anh nguy hiểm tới mức nào?

Thông tin về các biến chủng mới của virus corona tại Anh với mức lây nhiễm cao hơn bình thường đang khiến nhiều nước lo ngại.

Đăng ngày: 21/12/2020
Những hình ảnh về người đầu tiên tiêm thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19

Những hình ảnh về người đầu tiên tiêm thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19

Sáng 17/12, 3 người Việt Nam đầu tiên đã được tiêm vaccine Nano Covax.

Đăng ngày: 17/12/2020
Hôm nay, Việt Nam tiêm thử nghiệm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên trên người

Hôm nay, Việt Nam tiêm thử nghiệm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên trên người

Sáng nay 17/12, Nanocovax – vaccine Covid-19 đầu tiên của Việt Nam sẽ được tiêm thử nghiệm cho 60 tình nguyện viên.

Đăng ngày: 17/12/2020
Úc dừng thử nghiệm vaccine Covid-19 vì ứng cử viên dương tính với HIV. Tại sao lại vậy?

Úc dừng thử nghiệm vaccine Covid-19 vì ứng cử viên dương tính với HIV. Tại sao lại vậy?

Tại sao tiêm vaccine Covid-19 lại ra kết quả dương tính với HIV? Đây là câu trả lời!

Đăng ngày: 15/12/2020
Người dân có thể đăng ký tình nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 bằng cách nào?

Người dân có thể đăng ký tình nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 bằng cách nào?

Từ ngày 10/12, Bộ Y tế phối hợp với Học viện Quân Y, Công ty Nanogen chính thức tuyển tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 có tên nanocovax.

Đăng ngày: 11/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News