Vì sao Nepal tiếp tục bị động đất?
Ít nhất 42 người đã tử vong và hơn 1.000 người nữa bị thương vì trận động đất ngày 12/5. Sau đây là lý do tại sao Nepal lại tiếp tục bị động đất và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Vì sao Nepal bị động đất liên tục?
Một trận động đất lớn thứ hai vừa tấn công Nepal vào ngày 12/5, chưa đầy 3 tuần sau khi quốc gia này bị tàn phá bởi trận động đất xảy ra hôm 25/4 khiến hơn 8.000 người tử vong. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, trận động đất ngày 12/5 mạnh 7,3 độ Richter, tương đương với cả những trận động đất mạnh đo được xảy ra hồi những năm 1970. Tâm của trận động đất này cách 50 dặm về phía đông của thủ đô Kathmandu, gần đỉnh núi Everest. Ngay cả người dân ở một số vùng tại Ấn Độ, Bangladesh và Trung Quốc cũng cảm nhận thấy cơn chấn động này.
Ngày 12/5, một trận động đất mạnh khác lại xảy ra ở Nepal.
Ít nhất 42 người đã tử vong và hơn 1.000 người nữa bị thương vì trận động đất ngày 12/5. Sau đây là lý do tại sao Nepal lại tiếp tục bị động đất và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Dư chấn động đất là gì?
Những trận động đất lớn thường kéo theo một số trận động đất nhỏ hơn mà người ta thường gọi là dư chấn.
Dư chấn chính xác rất giống với động đất, ngoại trừ việc nó nhẹ hơn trận động đất chính và có liên quan đến sự kiện chính. Sự khác nhau duy nhất là dư chấn thường xảy ra ở những vị trí cơ bản giống nhau, "trong vòng dư chấn" và thường xảy ra trước khi các hoạt động địa chất trở về đúng như mức độ trước khi xảy ra động đất.
Trận động đất tại Nepal hôm 12/5 có phải là dư chấn?
Một số cơn dư chấn có thể xảy ra trên các vết đứt gãy gần bên ngoài vùng dư chấn, nhưng biến cố hôm qua có thể được xem là một trận động đất riêng. Trái với tâm chấn vụ động đất hồi tháng Tư ở phía tây thủ đô Kathmandu, vụ động đất hôm 12/5 xảy ra ở phía đông thủ đô, gần biên giới Trung Quốc.
Trận động đất hôm thứ Ba cũng đã gây ra một đợt chấn động địa chấn. Chỉ 30 phút sau khi trận động đất 7,3 độ Richter xảy ra, một cơn dư chấn 6,3 độ richter đã xảy ra. Đã có thêm 5 cơn dư chấn lớn với cường độ 5.0 hoặc cao hơn.
Vậy trận động đất hôm 25/4 và hôm 12/5 không hề liên quan đến nhau?
Có những bằng chứng cho thấy các trận động đất có thể châm ngòi cho những trận động đất khác, thậm chí ở ngoài khu dư chấn. Nepal nằm trên một khu vực va chạm lục địa giữa Ấn Độ và Á-Âu và những thay đổi xảy ra sau trận động đất hồi tháng Tư có khả năng đã kích hoạt trận động đất xảy ra hôm 12/5. Trong thực tế, Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) đã dự báo về một cơn dư chấn với xác suất là cơn động đất mạnh từ 7 đến 7,8 độ Richter xảy ra trong tuần này.
Trận động đất hôm 25/4 đã gây ra nhiều dư chấn?
Một loạt các cơn dư chấn ổn định đã xảy ra tại Nepal do hậu quả của trận động đất hồi tháng Tư, bắt đầu từ những đợt dư chấn xảy ra 15-20 phút/lần. Một ngày sau động đất, một cú sốc mạnh 6,7 độ Richter đã xảy ra ở đúng khu vực đó, gây lở tuyết trên núi Everest, lở đất trên đường cao tốc và một số nơi ở phía Bắc Ấn Độ cũng cảm nhận thấy sự rung chuyển. Ngày 1/5, hơn 100 cơn dư chấn với sức mạnh hơn 4,0 độ đã xảy ra.
Sẽ có thêm những cơn dư chấn mới xảy ra sau trận động đất hôm qua?
Đúng thế. Nhìn chung, cường độ của các trận động đất càng lớn, thì số các cơn dư chấn càng nhiều. Bất kỳ một trận động đất lớn nào cũng luôn kéo theo các cơn dư chấn. Những cơn dư chấn này có thể tiếp tục diễn ra trong nhiều tuần, nhiều tháng và thậm chí nhiều năm. Chúng thường giảm dần về số lượng nhưng rất khó để nói khi nào chúng sẽ xảy ra hoặc ở đâu.
Cơn dư chấn tiếp theo sẽ còn tệ hơn?
Đôi khi, các cơn dư chấn có thể lớn hơn cả trận động đất ban đầu. Thực tế, điều khiến trận động đất ban đầu xảy ra là do những rung chuyển xảy ra trước và trong khu vực động đất. Nhưng những chuyển động, dư chấn xảy ra trước đó chỉ được phát hiện khi động đất đã xảy ra.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
