Động đất 7,3 độ Richter rung chuyển Nepal
Một trận động đất mạnh 7,3 độ Richter xảy ra hôm nay ở khu vực đông bắc Nepal, khiến người dân thủ đô Kathmandu phải tháo chạy ra đường phố.
Nepal lại xảy ra động đất 7,3 độ Richter
Trận động đất xảy ra vào lúc 12h35 ở khu vực cách thị trấn Namche Bazar, gần núi Everest, khoảng 68 km về phía tây, Reuters dẫn thông tin từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho hay. Tâm chấn nằm ở độ sâu chỉ 19 km, gần trại xuất phát trên núi Everest. Đây là nơi từng hứng chịu trận lở tuyết lớn khiến 18 người leo núi thiệt mạng khi xảy ra trận động đất 7,8 Richter hôm 25/4 vừa qua.
Một ngôi nhà bị phá hủy trong trận động đất xảy ra hôm 25/4 ở Sankhu, ngoại ô thủ đô Kathmandu. (Ảnh: Reuters)
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết trận động đất mạnh 7,3 độ Richter xảy ra hôm nay làm ít nhất 4 người Nepal thiệt mạng.
"Theo báo cáo từ thực địa, 4 người thiệt mạng do các tòa nhà đổ sập", AFP dẫn lời Paul Dillon, người phát ngôn của IOM, nói. Tất cả nạn nhân đều ở quận Chautara, phía đông thủ đô Kathmandu. Đây là nơi từng chịu thiệt hại nặng nề trong thảm họa động đất 25/4.
Reuters dẫn lời Vyasji, người đứng đầu phòng giải quyết thảm họa bang Bihar, Ấn Độ, giáp Nepal, cho biết có hai người nước này thiệt mạng do ảnh hưởng từ trận động đất ở quốc gia láng giềng. Một người đàn ông chết do nhà sập ở huyện Siwan, cách thành phố thủ phủ Patna khoảng 250 km.
Nạn nhân còn lại ở bang Uttar Pradesh. Trận động đất còn làm hai người bị thương, Debashish Panda, quan chức nội vụ bang Bihar nói.
"Đây thực sự là một trận động đất lớn", Prakash Shilpakar, chủ cửa hàng thủ công ở thủ đô Kathmandu nói.
Rung động có thể cảm nhận được ở khắp miền bắc Ấn Độ, thậm chí là thủ đô New Delhi. Các tòa nhà rung chuyển trong hơn một phút và người dân tháo chạy ra ngoài.
Người dân ở thủ đô Kathmandu, Nepal, cũng nhanh chóng thoát ra ngoài. Hiện chưa có thông tin về thiệt hại. Nhiều cửa hàng đã đóng cửa.
Thủ đô Kathmandu hôm 25/4 cũng bị rung chuyển bởi trận động đất mạnh 7,8 độ Richter. Thảm họa này đã phá hủy hoặc làm hư hại hơn 600.000 ngôi nhà và ảnh hưởng tới 8,1 triệu người, tương đương hơn một phần tư dân số Nepal. Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Khẩn cấp Nepal hôm 10/5 cho biết đã có 8.019 thiệt mạng, 17.866 người bị thương và 366 người vẫn mất tích.
Vị trí thị trấn Namche Bazaar. (Đồ họa: nepalhotel.com.)

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
