1.000 người châu Âu mất tích ở Nepal sau động đất
1.000 người từ Liên minh châu Âu (EU) đang mất tích ở Nepal, trong khi 12 người được xác định đã chết, gần một tuần sau trận động đất làm hơn 6.200 người chết.
Nhiều người châu Âu mất tích ở Nepal
"Chúng tôi không biết họ đang ở đâu hoặc có thể đã ở đâu", Reuters dẫn lời Rensje Teerink, đại sứ phái đoàn EU tại Nepal, hôm nay nói. Ông xác nhận hầu hết trong số 1.000 người mất tích là khách du lịch ở các khu vực Langtang và Lukla, nơi được coi là "cổng vào" dẫn tới Everest. Trong khi đó, 12 người châu Âu được xác định đã chết.
Những người leo núi bị mắc kẹt tại Rasuwa được lên trực thăng cứu hộ. (Ảnh: Xinhua)
Telegraph dẫn lời một quan chức EU giấu tên cho rằng đa số những người này nhiều khả năng sẽ được tìm thấy an toàn và vẫn mạnh khoẻ, nhưng hiện chưa rõ tình trạng của họ do việc khó tiếp cận các khu vực chịu ảnh hưởng.
Hơn 130.000 ngôi nhà bị phá huỷ ở thủ đô Kathmandu, theo Liên Hợp Quốc, sau trận động đất 7,8 độ Richter hôm 25/4. Theo USA Today, một thiếu niên 15 tuổi hôm qua được cứu từ đống đổ nát sau khi bị chôn vùi suốt 5 ngày. Cậu sinh tồn bằng cách ăn những gói bơ.
Đến nay, hơn 6.200 người thiệt mạng do trận động đất mạnh nhất ở Nepal trong hơn 80 năm qua. Nepal, nơi có núi Everest, là một điểm đến nổi tiếng với những người leo núi.
Các nhân viên cứu hộ đang cố gắng tới những khu vực xa xôi hẻo lánh ở Nepal để tìm người sống sót, trong khi các nhà ngoại giao đang gặp khó khăn trong việc tìm người mất tích, do nhiều khách "phượt" không đăng ký với các đại sứ quán khi đến nước này.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
