Bốn dư chấn động đất mới làm rung chuyển Nepal
Bốn dư chấn mới hôm 10/5 tiếp tục làm rung chuyển Nepal khiến dân chúng hoảng loạn, chỉ hai tuần sau khi họ hứng chịu thảm họa động đất khiến hơn 8.000 người thiệt mạng.
Dư chấn động đất mới làm rung chuyển Nepal
Theo PTI, các cơn chấn động mới nâng tổng số dư chấn mạnh trên 4 độ Richter lên 156.
Người dân đứng giữa đống đổ nát vì động đất ở một ngôi làng ngoại ô huyện Lalitpur, Nepal. (Ảnh: Reuters)
Trong đó, dư chấn đầu tiên của hôm 10/5 mạnh 4,2 độ Richter, được ghi nhận vào 1h50, với tâm chấn nằm ở huyện Sindhupalchowk, cách thủ đô Kathmandu 100 km về phía đông, một trong những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau động đất.
Cơn địa chấn mạnh nhất có cường độ 4,4 độ Richter, xảy ra lúc 6h34, với tâm chấn nằm ở vùng giữa Sindhupalchowk và Tây Tạng.
Hiện chưa có báo cáo nào về thiệt hại sau các trận động đất nhẹ này. Tuy nhiên, chúng vẫn gây hoang mang cho những người dân Nepal vốn đã phải ngủ ngoài trời suốt hai tuần qua.
Những trận lở đất mới cũng khiến công tác cứu hộ ở khu vực leo núi nổi tiếng Langtang bị gián đoạn. Đến nay, quân đội Nepal đã tìm thấy 90 thi thể nạn nhân, bao gồm 9 người nước ngoài, trong đống đất đá ở đây.
Số người thiệt mạng vì trận động đất hôm 25/4 đã lên tới 8.019 người, bên cạnh hơn 16.000 người bị thương. Trận động đất mạnh 7,8 độ Richter này là thảm họa tồi tệ nhất ở Nepal trong hơn 80 năm qua.
Liên Hợp Quốc đã nâng số tiền kêu gọi để thực hiện công tác nhân đạo ở Nepal từ 415 lên 423 triệu USD, nhưng chỉ mới nhận được 10% trong số này.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.
