Vì sao ngôi mộ đã 6 lần bị trộm nhưng không kẻ nào dám đụng vào tấm vải liệm?
Có một người rất nổi tiếng trong lịch sử của nhà Liêu, đó là Tiêu Xước thái hậu (nhũ danh Tiêu Yến Yến). Lịch sử đã ghi lại đóng góp to lớn của bà với đất nước. Theo đó dưới thời Tiêu Xước thái hậu trị vì, Đại Liêu cũng bước vào thời kỳ hoàng kim. Theo truyền thống, thái hậu được chôn cất vô cùng long trọng.
Bởi vì nước Liêu thời đó tương đối giàu có, địa vị của thái hậu lại rất cao quý, nên có nhiều đồ tùy táng trong lăng mộ của bà. Bởi vậy, lăng mộ của Tiêu Xước thái hậu đã bị nhiều tên trộm nhòm ngó.
Càn Lăng của Tiêu Xước thái hậu nằm trong một ngôi làng nhỏ thuộc thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Vì nơi sinh của người Khiết Đan là ở Liêu Ninh nên lăng mộ của bà cũng được đặt ở đây.
Vào năm 1119 SCN, 100 năm sau khi qua đời, lăng mộ của Tiêu thái hậu đã bị cướp phá, và hầu hết các bảo vật trong lăng mộ đều bị lấy đi. Sau đó, lăng mộ của bà bị bọn mộ tặc "ghé thăm" thêm bốn lần nữa, có thể nói hầu như toàn bộ đồ tùy táng bên trong đều không còn.
Lăng mộ của Tiêu Xước thái hậu đã bị nhiều tên trộm nhòm ngó. (Ảnh minh họa: Sohu).
Tại sao tấm vải liệm bằng vàng vẫn còn?
Mặc dù lăng mộ của Tiêu Xước thái hậu đã bị đánh cắp rất nhiều lần, nhưng một nghìn năm sau, năm 1995, tấm vải liệm bằng vàng của bà đã được phát hiện ở Liêu Ninh.
Tấm vải liệm có hoa văn bốn con phượng vô cùng quý giá. Tại sao nó vẫn còn nguyên vẹn sau 6 vụ trộm mộ? Nguyên nhân đầu tiên là trong mộ có nhiều vàng bạc châu báu. Những tên trộm chỉ chú ý đến những bảo vật có giá trị trước mắt và cho rằng tấm vải cũ không đáng tiền nên không lấy đi.
Ngoài ra, những kẻ trộm sau này sợ bị tiết lộ danh tính của chủ nhân ngôi mộ và gặp rắc rối nên không dám lấy những thứ như tấm vải liệm bằng vàng. Tấm vải liệm đã bị lột ra vứt trên mặt đất, sau này khi bọn trộm mộ thấy nó vứt trên đất tơi tả nên không để ý.
Vì vậy, sau 6 lần mộ tặc ghé thăm, tấm vải "may mắn" còn được giữ lại.
Tấm vải bị bỏ rơi và mức giá trên trời!
Theo thời gian lăng mộ của Tiêu Xước thái hậu bị lãng quên trong một thời gian dài. Đến năm 1971, khi người dân đào một hầm trú bom ở địa phương thì phát hiện ra một lăng mộ này. Mãi đến năm 1995, giới khảo cổ mới bắt đầu dọn dẹp Càn Lăng và tấm vải liệm bằng vàng thêu bốn con phượng hoàng của thái hậu mới được phát hiện.
Tấm vải liệm có hoa văn này được dệt bằng chỉ vàng, và khảm nhiều hạt vàng trên viền cổ và cổ tay áo. Đây là cổ vật duy nhất trong số các đồ tang lễ thời nhà Liêu được tìm thấy từ trước đến nay. Toàn bộ y phục sử dụng 10,730 gam vàng, ngoài số vàng còn có hàng trăm viên đá quý lớn nhỏ.
Chất liệu và tay nghề của tấm vải thuộc loại cao cấp nhất của Đại Liêu lúc bấy giờ. Văn hóa Liêu cũng đóng một vai trò rất quan trọng, nên giá trị của tấm vải cũng rất cao, thậm chí còn hơn cả giá ngọc bích. Theo các chuyên gia, nó có giá khoảng 3,4 tỷ NDT.