Vì sao “ngọn núi nhỏ nhất Trung Quốc” cao chỉ 0,6m nhưng không ai dám leo trèo?

Hóa ra, “ngọn núi” này không nhỏ bé như nhiều người vẫn nghĩ.

Khi nói đến núi, người ta sẽ nghĩ ngay đến sự hùng vĩ, bởi núi cho chúng ta ấn tượng về sự to lớn, vững chãi. Những ngọn núi cao sừng sững thường gợi lên ý muốn chinh phục của con người, chẳng hạn như đỉnh Everest. Hàng năm, có hàng trăm người đã đổ về đỉnh núi cao nhất thế giới Everest, gây ra tình trạng phải xếp hàng dài để được leo lên nóc nhà thế giới.

Tuy nhiên, cũng có những ngọn núi không giống như hình dung của mọi người. Chúng không cao lớn, cũng chẳng hùng vĩ như chúng ta tưởng tượng. Ngọn núi nhỏ nhất ở Trung Quốc thuộc thành phố Thọ Quang, tỉnh Sơn Đông là một ngọn núi như vậy.

Vì sao “ngọn núi nhỏ nhất Trung Quốc” cao chỉ 0,6m nhưng không ai dám leo trèo?
Núi Tĩnh ở Trung Quốc. (Ảnh Sohu).

Theo Sohu, ngọn núi này có tên là núi Tĩnh, dài 1,24m từ Đông sang Tây, điểm rộng nhất là 0,7m, điểm cao nhất là 0,6m, điểm thấp nhất chỉ 0,1m, trông giống như một tảng đá rất bình thường.

Cũng vì vậy nên khi nhìn nó, nhiều người không khỏi bất ngờ. Tuy nhiên, núi Tĩnh vẫn được công nhận là một ngọn núi thực sự theo hồ sơ chính thức của huyện Thọ Quang từ hơn 100 năm trước. Điều này đã khơi gợi sự tò mò của nhiều người, đặt ra câu hỏi về tính chất độc đáo của núi này và tại sao nó lại được công nhận như một ngọn núi thay vì chỉ là một tảng đá lớn.

Vì sao “ngọn núi nhỏ nhất Trung Quốc” cao chỉ 0,6m nhưng không ai dám leo trèo?
Phần lộ ra bên ngoài chỉ là đỉnh của núi Tĩnh, phần thân của nó vẫn nằm sâu dưới mặt đất. (Ảnh minh họa).

Theo người dân địa phương, ngọn núi này đã có từ rất lâu, tuổi thọ của nó lên tới cả trăm năm. Cùng với đó, kích thước thực sự của núi Tĩnh cũng không giống với những gì mọi người thường thấy. Theo đó, phần lộ ra bên ngoài chỉ là đỉnh của núi Tĩnh, phần thân của nó vẫn nằm sâu ở phía dưới mặt đất.

Theo những ghi chép lịch sử, đã nhiều người từng đào quanh ngọn núi này để chứng minh nó chỉ là một viên đá. Tuy nhiên, cũng từ đây người ta phát hiện ra núi Tĩnh thực sự là một ngọn núi. Có thông tin cho biết, chân núi thực chất nằm sâu dưới 48m lòng đất, tuy nhiên thông tin này vẫn chưa được chứng thực cụ thể.

Vì sao “ngọn núi nhỏ nhất Trung Quốc” cao chỉ 0,6m nhưng không ai dám leo trèo?
Ngọn núi này đã trở thành biểu tượng thu hút khách du lịch. (Ảnh minh họa).

Bàn về lý do ngọn núi này nằm sâu trong lòng đất, các nhà địa chất đã khảo sát và lý giải rằng với nhiều lý do tự nhiên và sự chuyển động của vỏ Trái đất, phần lớn ngọn núi bị chôn vùi trong lớp hoàng thổ dày đặc, chỉ có phần trên cùng lộ ra.

Dù núi Tĩnh không có gì quá nổi bật, nhưng vì là ngọn núi duy nhất trong địa phận tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nên ngọn núi này đã trở thành biểu tượng thu hút khách du lịch và được chính quyền địa phương rất quan tâm, coi trọng. Ngọn núi này đã trở thành mục tiêu bảo vệ trọng yếu ở thành phố Thọ Quang. Nhiều biện pháp bảo tồn núi Tĩnh đã được đề ra, cấm người dân không được khai quật, xây dựng công trình xung quanh hay đập núi lấy đá. Do đó, dù ngọn núi này rất “nhỏ bé” nhưng chẳng có ai dám leo trèo lên nó.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m, cứ mọc thêm là bị sụp đổ?

Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m, cứ mọc thêm là bị sụp đổ?

Trên sao Hỏa có đỉnh núi cao gấp gần 3 lần đỉnh núi Everest, tại sao?

Đăng ngày: 09/01/2024
Tại sao trọng lực kéo chúng ta xuống mà không phải kéo lên?

Tại sao trọng lực kéo chúng ta xuống mà không phải kéo lên?

Trọng lực là một lực có mặt khắp nơi, định hình trải nghiệm hàng ngày của chúng ta, giữ con người an toàn với Trái đất và chi phối chuyển động của các hành tinh trong không gian.

Đăng ngày: 05/01/2024
Vì sao lịch năm 2024 trùng khớp hoàn toàn với lịch năm 1996?

Vì sao lịch năm 2024 trùng khớp hoàn toàn với lịch năm 1996?

Quan sát lịch năm 2024 có thể nhận thấy thứ tự các ngày trong năm hoàn toàn khớp nhau giữa hai năm là 1996 và 2024. Theo chuyên gia, đây là vấn đề số học và quy ước trong Dương lịch.

Đăng ngày: 05/01/2024
Vì sao Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực?

Vì sao Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực?

Nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận trên Trái Đất là tại Nam Cực, với mức -93,3⁰C. Trong khi đó, kỷ lục lạnh nhất ở Bắc Cực là -69,6⁰C.

Đăng ngày: 05/01/2024
Thế giới vĩ mô được cấu thành từ hạt vi mô, vậy tại sao lý thuyết vi mô lại không áp dụng được cho hiện tượng vĩ mô?

Thế giới vĩ mô được cấu thành từ hạt vi mô, vậy tại sao lý thuyết vi mô lại không áp dụng được cho hiện tượng vĩ mô?

Các vật thể vĩ mô có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh, trong khi các hạt vi mô có thể bị cô lập hoặc bảo vệ.

Đăng ngày: 04/01/2024
Tại sao ánh sáng bị bẻ cong bởi trọng lực?

Tại sao ánh sáng bị bẻ cong bởi trọng lực?

Trong vũ trụ rộng lớn, khi các chùm ánh sáng truyền qua khoảng không, thỉnh thoảng các hiện tượng méo mó và uốn cong xuất hiện trong tầm nhìn của chúng ta.

Đăng ngày: 01/01/2024
Tại sao vụ phun trào núi lửa Iceland lại khiến các chuyên gia lo lắng?

Tại sao vụ phun trào núi lửa Iceland lại khiến các chuyên gia lo lắng?

Từ Pompeii đến Núi St. Helens, những vụ phun trào của chúng là những cột mốc quan trọng trong dòng thời gian của lịch sử loài người.

Đăng ngày: 29/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News