Vì sao người Nhật đội chiếc khăn nhỏ mỗi khi tắm "khỏa thân" suối nước nóng?

Thắc mắc vì sao mọi người Nhật Bản thích đội khăn mỗi khi tắm này sẽ được bật mí. Đảm bảo bạn sẽ cực bất ngờ trước lời lý giải này.

Với người Nhật Bản, tắm khỏa thân ở suối nước khoáng nóng (onsen) không chỉ là một nét văn hóa độc đáo mà được xem như phương thức cải thiện sức khỏe, giải tỏa tinh thần hiệu quả.

Hầu hết du khách đến với xứ sở hoa anh đào đều mong muốn trải nghiệm cảm giác tuyệt vời này 1 lần.

Nói đến tắm khỏa thân, bạn hẳn sẽ hình dung ra được người tắm sẽ "không có một mảnh vải che thân". Nhưng bạn có thắc mắc rằng vì sao mỗi người khi ngâm mình dưới nước lại để một chiếc khăn nhỏ trên đầu như vậy không?

Vì sao người Nhật đội chiếc khăn nhỏ mỗi khi tắm khỏa thân suối nước nóng?
Những người ngâm mình dưới nước đều để một chiếc khăn nhỏ trên đầu.

Thực chất, chiếc khăn nhỏ tí này lại có công dụng cực kỳ to lớn - đảm bảo sức khỏe cho chính khổ chủ.

Thông thường, trước khi xuống tắm, mỗi người sẽ đem theo 2 chiếc khăn - một chiếc khăn to để quấn người và khăn nhỏ để cuốn đầu. Tuy nhiên, chiếc khăn to không được phép mang xuống bồn nước nóng mà phải buộc để lại trên thành bể.

Chiếc khăn nhỏ sẽ được làm ướt và được đội lên đầu nhằm tránh mất nhiệt, ổn định huyết áp cho cơ thể, đặc biệt là trong những ngày đông lạnh giá - khi nhiệt độ ngoài trời và nước trong bể có sự chênh lệch lớn.

Vì sao người Nhật đội chiếc khăn nhỏ mỗi khi tắm khỏa thân suối nước nóng?
Chiếc khăn nhỏ sẽ được làm ướt và được đội lên đầu nhằm tránh mất nhiệt, ổn định huyết áp cho cơ thể.

Bên cạnh việc giữ cho huyết áp được ổn định, chiếc khăn nhỏ này còn giúp bạn thấm mồ hôi một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, người Nhật cực kỳ coi trọng tính sạch sẽ nên tóc sẽ phải được cuốn gọn gàng, cẩn thận giấu trong chiếc khăn, mặc dù đầu bạn đã được gội sạch ở phía ngoài trước khi xuống suối để đảm bảo tóc không chạm xuống nước.

Chưa hết, bạn cũng tuyệt đối cẩn thận không để khăn rơi xuống nước bởi việc này bị xem như là làm ô nhiễm nguồn nước. Nếu vô ý làm rơi khăn, bạn sẽ phải mang lên bờ để vắt chứ không "hồn nhiên" vắt khăn ngay trong suối.

Vì sao người Nhật đội chiếc khăn nhỏ mỗi khi tắm khỏa thân suối nước nóng?
Chiếc khăn nhỏ này còn giúp bạn thấm mồ hôi một cách nhanh chóng.

Được biết, Nhật Bản có nhiều núi lửa còn đang hoạt động và chính yếu tố thiên nhiên tưởng chừng khắc nghiệt này lại tạo ra hơn 20.000 nguồn suối nước nóng.

Sở thích tắm suối nước nóng của người Nhật bắt nguồn từ khi Nhật vẫn còn là nước nông nghiệp, mùa nông nhàn kéo dài suốt 6 tháng từ mùa thu tới mùa xuân năm sau.

Vì thời tiết lạnh giá nên nông dân Nhật đi tìm những suối nước nóng để thư giãn. Thói quen đi tắm suối được hình thành, trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Nhật.

Vì sao người Nhật đội chiếc khăn nhỏ mỗi khi tắm khỏa thân suối nước nóng?
Thời tiết lạnh giá nên nông dân Nhật đi tìm những suối nước nóng để thư giãn.

Có một điểm đặc biệt trong văn hóa tắm suối của người Nhật, đó là họ luôn "truổng cời" mặc dù tắm chung với rất nhiều người, mặc thứ gì đó trên người khi tắm suối là điều cấm kỵ.

Điều này bắt nguồn từ thời kỳ Edo, các suối nước nóng được coi là "vùng đình chiến", những quan chức và samurai luôn khỏa thân 100% để chứng minh với đối thủ rằng mình không mang theo bất cứ vũ khí gì.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News