Vì sao người ta dùng vàng để đúc tiền?

Vì sao vàng lại trở thành nguyên tố chuẩn mực để đúc tiền vào thời cổ đại? Tại sao không phải là đồng, platin hoặc argon?

Theo trang Khimia, ông Sanat Kumar, chủ nhiệm khoa Hoá công nghệ, ĐH Columbia (Mỹ) cho rằng, để làm tiền, một nguyên tố cần phải có 4 “tiêu chuẩn” và có thể dùng 4 tiêu chuẩn này để loại trừ dần tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Trước hết, nó không thể là chất khí vì chẳng ai cầm được chất khí để mang đi tiêu. Tiêu chuẩn này đã đánh gục toàn bộ các nguyên tố ở phía bên phải của bảng tuần hoàn, kể cả các khí trơ.

Thứ hai, nó không thể là nguyên tố bị ăn mòn và có hoạt tính cao, ví như liti chẳng hạn, bốc cháy khi gặp nước hoặc không khí. Sắt thì gỉ. Tiêu chuẩn này đã loại bỏ 38 nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Vì sao người ta dùng vàng để đúc tiền?
Vàng là nguyên liệu duy nhất đáp ứng đủ 4 tiêu chuẩn để đúc thành tiền.

Thứ ba, nó không thể là nguyên tố phóng xạ. Vì hoặc do bị phóng xạ, đến một lúc nào đó, tiền của bạn biến mất hết hoặc nó có thể giết chết bạn. Tiêu chuẩn này gạt ra khỏi danh sách hai dãy nguyên tố nằm chung ở 2 vị trí trong bảng tuần hoàn gọi là dãy lantanid và actinid. Đối chiếu tiêu chuẩn này, một loạt các nguyên tố nghiễm nhiên phải đưa ra khỏi danh sách.

Bằng 3 tiêu chuẩn ấy, bảng tuần hoàn chỉ còn chừng 30 nguyên tố để “tuyển chọn”. Nhưng một nguyên tố có thể dùng để làm tiền, phải phải đẹp, bền và đáp ứng tiêu chuẩn thứ tư: Nó phải khá hiếm để có giá trị cao nhưng cũng không được quá hiếm và cực kỳ khó tìm. Tiêu chuẩn này đã khiến chỉ còn 4 nguyên tố trụ lại. Theo Kumar đó là 4 nguyên tố: rodi, palladi, bạc và vàng.

Vậy vì sao cuối cùng vàng vẫn là nguyên tố chiến thắng cuối cùng?

Theo Kumar, mặc dù bạc từ xưa cũng là một kim loại chủ yếu để đúc tiền, nhưng vì nó dễ dàng bị xỉn lại (có khi bị đen kịt), nên cũng bị loại ra ngoài danh sách. Rodi và Palladi mãi đến năm 1800 mới được tìm ra, nên người cổ xưa không biết đến chúng.

Cuối cùng, chỉ còn lại vàng và platin. Thế nhưng muốn đúc kim loại nào thì phải nấu chảy nó đã, mà platin thì phải nung nó đến 1.600 độ C mới nóng chảy. Thời cổ, ông Kumar nói, không có loại lò nung nào đạt được nhiệt độ đó.

Vì thế vàng là còn lại như một ứng cử viên duy nhất. Nó vừa đủ hiếm để không phải ai cũng có được, vừa cứng rắn, nhưng dễ nấu chảy, vừa không han rỉ, vừa chẳng độc hại. Nó xứng đáng là một chuẩn mực để làm tiền. Thời xưa, nhiều nước chỉ in tiền dựa trên số vàng có trong ngân khố.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News