Vì sao người Triều Tiên ăn nhiều thịt chó vào những ngày nóng nhất?
Ngoài bia, kem đá bào siro thì thịt chó là món ăn được người dân Triều Tiên ưa thích trong những ngày nóng nhất trong năm.
Thịt chó từ lâu đã được tin là một thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Triều Tiên và Hàn Quốc. Các cư dân trên bán đảo Triều Tiên có truyền thống ăn thịt chó vào dịp sambok (ba ngày nóng nhất trong năm), rơi vào các ngày 17/7, 27/7 và 16/8 năm nay.
Các cư dân trên bán đảo Triều Tiên có truyền thống ăn thịt chó vào dịp sambok. (Ảnh: AP).
Theo hãng thông tấn AP, nhu cầu tiêu thụ thịt chó trong mùa hè này có xu hướng tăng cao do nhiều khu vực của Đông Á đang phải trải qua đợt nắng nóng kỷ lục. Nhiệt độ tại một số thành phố của Triều Tiên đã lên gần 40oC, mức cao nhất từng được ghi nhận.
Hiện vẫn chưa có thống kê chính xác về lượng thịt chó được tiêu thụ tại Triều Tiên song ở Hàn Quốc, ít nhất 2 triệu con chó đã bị giết thịt mỗi năm. Thậm chí, tại cả hai phía của khu vực Phi quân sự (DMZ), chó được nuôi tại các trang trại để phục vụ mục đích giết thịt.
Mọi người tin rằng lấy nóng trị nóng, vì thế họ ăn món thịt chó và súp chó cay vào những ngày nóng nhất. (Ảnh: AP).
"Đó là món ăn truyền thống của chúng tôi vào thời xưa", Kim Ae-kyong, một bồi bàn tại House of Sweet Meat, nhà hàng chuyên về thịt chó lớn nhất tại Bình Nhưỡng cho biết. "Mọi người tin rằng lấy nóng trị nóng, vì thế họ ăn món thịt chó và súp chó cay vào những ngày nóng nhất. Nó tốt cho sức khỏe hơn các loại thịt khác", Kim nói thêm.
Giống như quốc gia láng giềng Hàn Quốc, thái độ đối với loài vật này của người Triều Tiên đang thay đổi. Hình ảnh những người dân dắt chó đi bộ trên các con phố của thủ đô Bình Nhưỡng và các thành phố khác tại Triều Tiên ngày càng phổ biến.

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?
Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?
Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc
"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết
Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?
Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?
Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?
