Vì sao người Trung Quốc săn lùng lịch năm 1996 để dùng cho năm 2024?

Trung Quốc đang bùng nổ xu hướng hoài cổ với việc mọi người đua nhau tìm mua những cuốn lịch cũ năm 1996 để chào mừng năm mới 2024.

Tờ Chinadaily đưa tin năm 2024 và 1996 đều là năm nhuận và có ngày đầu năm mới bắt đầu vào thứ Hai. Điều này dẫn đến việc lịch năm 1996 và 2024 hoàn toàn giống nhau. Năm 2024 và 1996 đều có 366 ngày, không như hầu hết các năm có 365 ngày.

Vì sao người Trung Quốc săn lùng lịch năm 1996 để dùng cho năm 2024?
Các quyển lịch cũ của năm 1996 được bán trực tuyến tại Trung Quốc. (Ảnh: SCMP).

Dữ liệu từ Xianyu, một nền tảng mua bán đồ cũ trực tuyến phổ biến tại Trung Quốc, cho thấy lượng tìm kiếm lịch năm 1996 đã tăng gấp sáu lần trong tuần qua, với số lượng giao dịch đạt mức cao kỷ lục.

Một người đàn ông tên Li, sinh năm 1996, chia sẻ với Chinadaily về sự trùng khớp giữa lịch năm 1996 và 2024: “Thật thần kỳ khi bạn so sánh các ngày Chủ nhật!”.

Anh Li đã mua một tờ lịch treo tường năm 1996 trị giá 69 nhân dân tệ (9,6 USD) có hình diễn viên, ca sĩ Hong Kong Quách Phú Thành để kỷ niệm sinh nhật bản thân. Bên cạnh đó, Li cho rằng đây là khoản đầu tư xứng đáng với người hâm mộ Quách Phú Thành như anh.

Nền tảng Xianyu ghi nhận gia tăng đột biến cả về số lượng đăng bán và mua lịch năm 1996 kể từ ngày 1/1. Vào ngày 9/1, hơn 400 người dùng đã tìm kiếm các bộ lịch độc đáo năm 1996, đẩy giá trung bình của mặt hàng này lên khoảng 94 nhân dân tệ (324.000 đồng). Một tờ lịch có hình các nhân vật nổi tiếng như Chuột Mickey hay Ultraman, đã tăng giá trị gấp 30 lần.

Một số người bán còn cung cấp các trang lịch riêng lẻ với giá từ 9,9 nhân dân tệ đến 35 nhân dân tệ/trang. Một trang lịch những năm 1970 có giá 35 nhân dân tệ, trong khi một trang năm 1996 có giá 27 nhân dân tệ.

Một người bán nhấn mạnh các cuốn lịch cổ có giá cao bởi chúng được bảo quản trong thời gian dài. Họ giải thích: “Chúng không chỉ là giấy mà còn là kỷ niệm vô giá”.

Mặc dù lịch dương của năm 1996 và 2024 hoàn toàn trùng khớp nhưng phần lịch âm của hai năm này lại khác nhau.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao cá ngựa được mệnh danh là “sinh vật được tạo hóa sinh ra khi say rượu”?

Vì sao cá ngựa được mệnh danh là “sinh vật được tạo hóa sinh ra khi say rượu”?

Khi nhắc đến cá ngựa, người ta thường nghĩ đến vẻ ngoài kỳ lạ và hành vi bí ẩn của nó. Sinh vật tuyệt vời này được mệnh danh là " sinh vật được tạo hóa sinh ra khi say rượu"!

Đăng ngày: 24/01/2024
Tại sao từ trường Trái đất đảo ngược?

Tại sao từ trường Trái đất đảo ngược?

Giới nghiên cứu cho rằng chuyển động của kim loại lỏng ở lõi Trái Đất là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự đảo cực từ.

Đăng ngày: 24/01/2024
Khoa học chứng minh vì sao số đông trẻ em chịu lạnh tốt hơn người lớn?

Khoa học chứng minh vì sao số đông trẻ em chịu lạnh tốt hơn người lớn?

Mỡ nâu đóng vai trò là “áo sưởi bên trong" để giữ ấm cho máu khi máu chảy ngược về tim và não từ các chi lạnh của cơ thể. Và đó là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại cái lạnh.

Đăng ngày: 23/01/2024
Vì sao mặc quần áo len hay bị ngứa?

Vì sao mặc quần áo len hay bị ngứa?

Len là một trong những chất liệu tốt nhất để mặc khi trời lạnh và ẩm ướt, bất chấp một số sự khó chịu nhỏ gây ra cho người dùng, ví dụ như cảm giác ngứa ngáy.

Đăng ngày: 22/01/2024
Vì sao tòa nhà cao nhất thế giới ở Dubai có kinh phí xây dựng hơn 36.000 tỷ đồng nhưng không có cống ngầm?

Vì sao tòa nhà cao nhất thế giới ở Dubai có kinh phí xây dựng hơn 36.000 tỷ đồng nhưng không có cống ngầm?

Hóa ra, đây là lý do khiến tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa không kết nối với hệ thống cống của Dubai.

Đăng ngày: 21/01/2024
Vì sao động vật ăn nhiều đường mà không mắc bệnh tiểu đường?

Vì sao động vật ăn nhiều đường mà không mắc bệnh tiểu đường?

Nghiên cứu về những khả năng đặc biệt của loài dơi có thể mang đến những biện pháp nhằm tăng cường, bảo vệ sức khỏe của con người.

Đăng ngày: 21/01/2024
Vì sao quân lính thời phong kiến không được phép ăn no trên chiến trường?

Vì sao quân lính thời phong kiến không được phép ăn no trên chiến trường?

Ít ai biết rằng, quân đội thời cổ đại có một quy định bất thành văn, đó là binh lính khi chiến đấu không được phép ăn no. Đằng sau quy tắc này có nhiều lý do rất thực tế.

Đăng ngày: 20/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News