Vì sao Tết âm lịch không thể trùng Tết dương lịch?

Vì có cách xác định khác nhau, sẽ không có khả năng Tết âm lịch trùng với Tết dương lịch.

Mỗi năm, cứ vào thời điểm cuối tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch, hàng tỷ người trên thế giới sẽ hân hoan đón Tết âm lịch (hay Tết Nguyên đán theo cách gọi ở Việt Nam). Dù mang cái tên khác nhau và đôi khi đón năm mới ở những thời điểm lệch nhau 1 ngày, Tết của cộng đồng người châu Á luôn dựa vào lịch âm.

Sở dĩ lịch âm và lịch dương không thể trùng nhau là do có cách xác định và cách tính ngày cũng khác nhau. 

1. Độ dài không bằng nhau

Trước hết, lịch âm dựa vào Mặt trăng để chia tháng, mỗi tuần trăng là 1 tháng và ngày bắt đầu là ngày có thời điểm "sóc" - tức khi Mặt trăng quay nửa tối về phía Trái đất. Mỗi tuần trăng dài 29,53 ngày, vậy nên để dễ tính, người ta quy ước mỗi tháng âm lịch có 29 hoặc 30 ngày. Tháng âm có 30 ngày là "tháng đủ" và tháng có 29 ngày là "tháng thiếu".

Vì sao Tết âm lịch không thể trùng Tết dương lịch?
(Ảnh minh họa: Internet).

Nhưng chưa hết. Do chỉ tính dựa vào tuần trăng, nên một năm âm lịch nếu chỉ 12 tháng sẽ dài 354,36 ngày, còn kém năm dương lịch khoảng 10 ngày. Để 2 lịch không bị lệch nhau quá nhiều qua thời gian, người ta tiếp tục sử dụng " href="https://khoahoc.news/cach-tinh-thang-nhuan-am-lich-66679">phương pháp "tháng nhuận", tức cứ 2 hoặc 3 năm một lần, sẽ có một năm âm lịch dài 13 tuần trăng. Năm âm lịch nhuận sẽ có tới 384-385 ngày.

2. Thời điểm bắt đầu cũng khác nhau

Từ đây nảy ra một câu hỏi. Nếu năm âm lịch và dương lịch cứ tiếp tục "đuổi chạy", khi thì 12 tháng, khi lại 13 tháng, vậy có khả năng 2 lịch này trùng nhau ngày đầu năm mới không?

Câu trả lời lại là không, bởi ngay thời điểm bắt đầu năm trong 2 lịch cũng đã không thể trùng nhau.

Lý do là bởi, dương lịch được "thiết kế" hoàn toàn dựa vào chuyển động của Trái đất xung quanh Mặt trời, tức là luôn cố định ở mức 365,25 ngày mỗi năm. Và bởi chỉ dựa vào chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời, 2 điểm quan trọng trên lịch là Hạ chí và Đông chí (2 ngày Trái đất xa Mặt trời nhất) luôn có độ chính xác rất cao trong lịch dương.

Do hoàn cảnh lịch sử, trong lịch Gregory hay được quen gọi là dương lịch, ngày Đông chí rơi vào 21 hoặc 22 tháng 12. Chỉ 9-10 ngày sau khi kết thúc Đông chí, năm mới dương lịch đã điểm và sẽ luôn như vậy.

Quay lại với lịch âm, dù sử dụng chu kỳ Mặt trăng, nhưng để phù hợp với tính toán mùa màng phục vụ nông nghiệp, các nhà làm lịch ở phương Đông xưa kia tính toán cả chu kỳ quay quanh Mặt trời để áp dụng khái niệm "tiết khí" dựa vào Đông chíHạ chí. Mỗi năm có 24 tiết khí, tương đương loại thời tiết điển hình thời điểm đó.

Tuy nhiên, Đông chí luôn luôn nằm vào tháng 11 âm, tức là phải có thêm 1 điểm sóc hay hơn 1 tuần trăng nữa mới tới Tết Nguyên Đán (bản thân Tết Nguyên Đán cũng là 1 điểm sóc). Khoảng thời gian này rõ ràng dài hơn nhiều so với 9-10 ngày của Tết dương.

Tết Nguyên Đán không nhất thiết phải trùng vào Tiết lập xuân, mà có thể nằm vào Tiết đại hàn. Ví dụ như năm nay Tết Nguyên Đán rơi đúng ngày 22/1 âm lịch, cách ngày bắt đầu đại hàn (20/1) đúng 2 ngày, là rất sớm so với trung bình.

Nhìn chung, không có khả năng năm mới dương lịch và âm lịch sẽ trùng nhau và lịch sử cũng chưa ghi nhận năm nào như vậy.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao Đấu trường La Mã dù bị khuyết một phần và hỏng hóc vẫn đứng

Vì sao Đấu trường La Mã dù bị khuyết một phần và hỏng hóc vẫn đứng "sừng sững"?

Nếu bạn đã nhìn Đấu trường La Mã qua ảnh, hoặc may mắn hơn là đến tận nơi chiêm ngưỡng, bạn sẽ nhận ra nó có cấu trúc không đồng nhất.

Đăng ngày: 19/01/2024
Con voi có thể sống sót dù bị gãy chân, nhưng tại sao con ngựa bị gãy chân lại phải chết?

Con voi có thể sống sót dù bị gãy chân, nhưng tại sao con ngựa bị gãy chân lại phải chết?

Phương thức sinh tồn của vạn vật trong tự nhiên rất kỳ lạ và đa dạng, còn thế giới động vật thì chứa đầy bí ẩn.

Đăng ngày: 18/01/2024
Vì sao cơ bắp nhức mỏi sau khi tập thể dục thể thao?

Vì sao cơ bắp nhức mỏi sau khi tập thể dục thể thao?

Nhiều người lầm tưởng rằng acid lactic tích tụ sau khi vận động quá mức là nguyên nhân gây nhức mỏi, nhưng sự thật thú vị hơn thế nhiều và cũng phức tạp hơn một chút.

Đăng ngày: 16/01/2024
Sói xám có thể thống trị ở Bắc Mỹ nhưng tại sao lại bị hổ đánh gục ở Đông Bắc Á?

Sói xám có thể thống trị ở Bắc Mỹ nhưng tại sao lại bị hổ đánh gục ở Đông Bắc Á?

Sói xám được biết đến là một trong những loài động vật có vú thành công nhất, chúng phân bố rộng rãi ở bán cầu bắc, từ Âu Á đến Bắc Mỹ.

Đăng ngày: 16/01/2024
Tại sao linh dương lại được coi là vị vua của vườn thú?

Tại sao linh dương lại được coi là vị vua của vườn thú?

Linh dương là một nhóm động vật ăn cỏ thuộc bộ Guốc chẵn, họ Trâu Bò sinh sống ở các lục địa châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ.

Đăng ngày: 15/01/2024
Hoạt động bí mật của lính cứu hỏa: Tại sao họ phun nước vào tường?

Hoạt động bí mật của lính cứu hỏa: Tại sao họ phun nước vào tường?

Lính cứu hỏa phun nước lên tường có thể sử dụng hiệu ứng phản chiếu để hướng dòng nước tới nguồn cháy.

Đăng ngày: 13/01/2024
Vì sao mèo sa mạc có thể ăn rắn độc mà không bị nhiễm độc?

Vì sao mèo sa mạc có thể ăn rắn độc mà không bị nhiễm độc?

Trong sa mạc rộng lớn có một sinh vật bí ẩn gây nhiều tò mò. Nó có thân hình mảnh khảnh và tứ chi nhanh nhẹn, đồng thời được trời phú cho trí thông minh hoàn hảo để hòa mình vào bãi cát vàng vô biên.

Đăng ngày: 13/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News