Năm nhuận 2024 có ý nghĩa gì?

Năm mới 2024 đã đến với chúng ta và nó sẽ trọn vẹn khi có thêm một ngày nữa và được gọi là năm nhuận.

Không giống hầu hết các năm có 365 ngày, năm 2024 là năm nhuận, nghĩa là có 366 ngày.

Dưới đây là những điều bạn nên biết về năm nhuận dương lịch.

Năm nhuận tiếp theo là khi nào?

Năm nhuận xảy ra khoảng bốn năm một lần. Ngày nhuận năm nay sẽ rơi vào ngày 29-2-2024.

Sau đó, các năm nhuận tiếp theo sẽ rơi vào các năm 2028, 2032 và 2036. Ngày nhuận sẽ rơi vào ngày 29-2-2028, ngày 29-2-2032 và ngày 29-2-2036.

Năm nhuận 2024 có ý nghĩa gì?
Năm nhuận 2024 - (Ảnh: THE COLUMBUS DISPATCH).

Tại sao cần có năm nhuận?

Mặc dù chúng ta theo lịch Gregory 365 ngày, còn gọi là dương lịch, nhưng thực tế Trái đất phải mất hơn một năm để quay quanh Mặt trời.

Nếu không có thêm ngày trong những năm nhuận, lịch và các mùa sẽ dần dần không đồng bộ. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc trồng trọt và thu hoạch.

Theo Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), một năm tính theo quỹ đạo Trái đất quay quanh Mặt trời bằng 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 46 giây.

Hầu hết các năm, lịch được làm tròn xuống còn 365 ngày, nhưng gần 6 giờ thêm đó trong năm không biến mất, mà cứ 4 năm cần thêm 1 ngày để sửa lịch.

Để giải thích cho sự khác biệt mà số giờ đó tạo ra, mỗi năm nhuận, tức 4 năm sẽ có thêm một ngày vào tháng 2, khiến tháng này có 29 ngày thay vì 28 ngày.

Mặc dù đó là một sự khác biệt nhỏ nhưng số giờ đó sẽ tăng lên theo thời gian, nếu không có sự tồn tại của năm nhuận.

"Ví dụ: giả sử tháng 7 là tháng mùa hè ấm áp nơi bạn sống. Nếu chúng ta không có năm nhuận, tất cả những giờ bị thiếu đó sẽ cộng lại thành ngày, tuần và thậm chí cả tháng. Cuối cùng, trong vài trăm năm nữa, tháng 7 sẽ thực sự diễn ra vào mùa đông lạnh giá", NASA giải thích.

Toán học về năm nhuận

Mặc dù các năm nhuận thường xuất hiện bốn năm một lần nhưng không phải lúc nào cũng như vậy.

Năm 1582, Giáo hoàng Gregory XIII đã cải cách lịch bằng cách xác định: tất cả các năm chia hết cho 4 đều là năm nhuận, ngoại trừ "những năm đầu thế kỷ" phải chia hết cho 400 mới được coi là năm nhuận.

Có một chút toán học để tìm ra năm nhuận trong lịch Gregory: Năm nhuận phải chia hết cho 4 và cho 400. Nhưng, nếu vào năm vừa chia hết cho 4 và cũng chia đều cho 100 (năm thế kỷ) thì đó không phải là năm nhuận.

Đó là lý do tại sao năm 2000 là năm nhuận nhưng 2100, 2200 và 2300 không phải là năm nhuận.

Những người sinh ngày 29-2 "phát triển đặc biệt"

Có khoảng 5 triệu người trên khắp thế giới có sinh nhật ngày 29-2 vào năm nhuận. Vào những năm không nhuận, họ thường ăn mừng sinh nhật vào ngày 28-2 hoặc ngày 1-3. Những năm nhuận như năm 2024 họ có thể ăn sinh nhật vào ngày thực tế 29-2.

Nhà khoa học giáo dục Brianne Lutz nói với Đài CBS Sunday Morning: những đứa trẻ sinh vào ngày 29-2 trong năm nhuận có một "sự phát triển đặc biệt", chẳng hạn nhà soạn nhạc Gioachino Rossini (sinh 29-2-1792); đạo diễn phim William Wellman (29-2-1896); trưởng ban nhạc Jimmy Dorsey (29-2-1904); ca sĩ Dinah Shore (29-2-1916)...

Ngày nhuận được hoàng đế đầu tiên của La Mã Julius Caesar tạo ra, người nhận ra rằng lịch đang bị lệch.

Nhưng ông đã thêm quá nhiều ngày nhuận. 1.500 năm sau, Giáo hoàng Gregory XIII đã sửa lại lỗi lầm của Caesar và lịch Gregory, tức dương lịch hiện đại, ra đời.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Khi tàu và đường sắt cao tốc "hết date", chúng sẽ kết thúc ở đâu?" - Thú vị với câu trả lời từ Trung Quốc

Mọi thứ được sản xuất ra đều có " tuổi thọ", và điều này không loại trừ các tuyến đường sắt cao tốc (HSR).

Đăng ngày: 04/01/2024
Đâu là vùng đất xa xôi nhất người Viking từng chinh phục?

Đâu là vùng đất xa xôi nhất người Viking từng chinh phục?

Trong chưa đầy 300 năm, từ vùng Scandinavia họ đã đặt chân đến ít nhất 4 lục địa để chinh phạt và giao thương với những nền văn minh khác.

Đăng ngày: 04/01/2024
Khả năng chống cháy của vật liệu trên máy bay Airbus A350

Khả năng chống cháy của vật liệu trên máy bay Airbus A350

Điều kỳ diệu đã xảy ra khi máy bay Airbus A350 gặp nạn, toàn bộ 367 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn sơ tán thành công trước khi ngọn lửa bao trùm.

Đăng ngày: 04/01/2024
Chi tiết tối quan trọng giúp gần 400 hành khách thoát nạn thần kỳ trong vụ cháy máy bay tại Nhật Bản

Chi tiết tối quan trọng giúp gần 400 hành khách thoát nạn thần kỳ trong vụ cháy máy bay tại Nhật Bản

Toàn bộ 379 người trên máy bay đều sơ tán kịp thời nhờ làm được một việc đặc biệt quan trọng.

Đăng ngày: 03/01/2024
AI tìm ra chi tiết sốc trong kiệt tác của danh họa Raphael

AI tìm ra chi tiết sốc trong kiệt tác của danh họa Raphael

Điểm bất thường ở khuôn mặt một người trong kiệt tác Madonna Della Rosa của danh họa Raphael vừa được tiết lộ.

Đăng ngày: 03/01/2024
Sự sống mãnh liệt trỗi dậy ở nơi vốn chỉ có cái chết

Sự sống mãnh liệt trỗi dậy ở nơi vốn chỉ có cái chết

Cái chết có thể là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến khi nghĩ đến nghĩa trang. Thế nhưng trên thực tế, điều ngược lại đang diễn ra ở nhiều nghĩa trang lớn trên thế giới.

Đăng ngày: 03/01/2024
“Lễ hội múa gấu” - phong tục đón năm mới đặc sắc của người Romania

“Lễ hội múa gấu” - phong tục đón năm mới đặc sắc của người Romania

Nhiều thế kỷ trước, người dân ở khu vực đông Romania đã mặc da gấu và nhảy múa để xua đuổi tà ma. Phong tục đó ngày nay được gọi là Lễ hội múa gấu.

Đăng ngày: 03/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News