Vì sao người Viking rời bỏ Greenland?

Một trong những lý do chính là người Viking khi đó đã phát ngán thịt hải cẩu. Giả thiết thú vị này xuất hiện trong một nghiên cứu mới đây, trong đó các nhà khoa học tìm cách lý giải vì sao con cháu của người Viking đã bỏ rơi vùng đất Greenland, hòn đảo băng giá nằm giữa vùng Bắc cực và Đại Tây Dương, vào giữa thế kỉ 15.

Trước đây, các nhà khoa học cho rằng thời kì băng giá, nạn đói và các cuộc xung đột với người Inuit đã khiến người Viking quay trở về vùng đất tổ tiên của họ ở Na Uy, Iceland (Aixơlen) và Đan Mạch.

Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học người Đan Mạch và Canada cho rằng khó khăn trong cuộc sống, bao gồm cả vấn đề về tâm lý, là nguyên nhân khiến người Viking rời Greenland sau 5 thế kỉ định cư tại đây, chứ không phải nạn đói và bệnh dịch.

Niels Lynnerup, nhà nhân chủng học và pháp y của trường Đại học Copenhagen cho rằng nếu khí hậu ở Greenland có trở nên lạnh giá hơn vào thời gian đó thì người Viking vẫn có rất nhiều thực phẩm để sử dụng. Ông nói: “Có khả năng họ đã chán ngán cảnh sống ở nơi tận cùng của thế giới cũng như việc chỉ toàn ăn thịt hải cẩu".

Vì sao người Viking rời bỏ Greenland?
Greenland -  nơi từng là nhà của người Viking.

Để kiểm chứng, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích đồng vị trên hàng trăm mảnh xương của người và động vật được tìm thấy trên hòn đảo để biết được các cư dân của hòn đảo này đã có thói quen ăn uống như thế nào.

Kết quả cho thấy khi thời gian ấm áp trong năm kết thúc thì khẩu phần ăn chủ yếu của nông dân và chủ trang trại người Viking là hải sản. Họ đi săn hải cẩu vì chúng xuất hiện rất nhiều trên các bãi biển của Greenland theo hành trình di cư hằng năm.

Theo Jan Heinemeier, chuyên gia nghiên cứu về quan hệ con người của trường đại học Aarhus, Đan Mạch, tỉ lệ của thịt hải cẩu trong khẩu phần ăn của người Viking đã tăng từ 30% lên tới 80% theo thời gian.

Ngoài ra, cho đến giữa thế kỉ 13, thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn, nhiệt độ của mùa hè giảm mạnh, các cơn bão dữ dội hơn và mùa đông trở nên vô cùng giá rét. Thức ăn cho gia súc cũng ít đi.

Khi các chuyến tàu đi lại giữa vùng Greenland với Na Uy và Iceland ngừng hoạt động, cảm giác bị cô lập và tách biệt với thế giới bên ngoài càng bao trùm lên cư dân trên đảo.

Các nhà khoa học cũng hầu như không tìm thấy bất kì phần hài cốt nào của phụ nữ trẻ trong khu vực khai quật, cho thấy dường phụ nữ đã rời bỏ vùng đất này.

Có thể đây chính là “giọt nước làm ly” khiến người Viking không còn muốn ở lại Greenland.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News