Vì sao nhiều người dậy sớm mà không cần báo thức?
Dù chưa có kết luận chính xác, các nhà khoa học cho rằng đồng hồ sinh học của con người có thể liên quan đến hiện tượng này.
Một số người khẳng định họ thỉnh thoảng thức dậy sớm hơn 1-2 phút so với báo thức. Dù chưa có nhiều nghiên cứu về đề tài này, Russell Foster, Giám đốc Viện Khoa học Thần kinh về Giấc ngủ và Sinh học thuộc Đại học Oxford (Anh), khẳng định đây dường như là "hiện tượng có thật" dựa trên một số dẫn chứng.
Ảnh minh họa đồng hồ báo thức đặt trên tủ đầu giường. (Ảnh: New York Times).
Trong cuộc khảo sát qua điện thoại được công bố năm 1997 trên PubMed, nhà nghiên cứu tại các bang Iowa và Minnesota đã phỏng vấn ngẫu nhiên 269 người trưởng thành, đa số đến từ vùng Trung Tây nước Mỹ.
Kết quả, khoảng 3/4 người tham gia cho biết họ thỉnh thoảng thức dậy trước khi chuông báo thức reo. Trong khi đó, tỷ lệ người khẳng định thời gian thức giấc của họ ổn định đến nỗi không cần dùng đồng hồ báo thức chiếm dưới 1/4.
Sau khi phỏng vấn, nhóm nghiên cứu tìm 15 tình nguyện viên đến phòng thí nghiệm để theo dõi giấc ngủ trong 3 đêm. Trong sinh hoạt, họ thường xuyên, hoặc luôn thức dậy vào thời điểm cụ thể mà không dùng báo thức.
Trước khi ngủ, các tình nguyện viên sẽ đặt mốc thời gian thức dậy. Kết quả, thời gian thức giấc thực tế của 5/15 người tham gia chỉ chênh lệch khoảng 10 phút so với mục tiêu trong cả 3 ngày.
Theo New York Times, chưa thể kết luận chính xác tại sao cơ thể có thể làm được điều này. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng, yếu tố liên quan đến đồng hồ sinh học của con người.
Tiến sĩ Ravi Allada, nhà sinh học thần kinh về giấc ngủ và nhịp sinh học tại Đại học Northwestern (Mỹ), cho biết đồng hồ sinh học của con người được điều khiển bởi nhóm tế bào suprachiasmatic nucleus (SCN), nằm phía trên dây thần kinh thị giác.
Theo ông Foster, các tế bào đặc biệt trong mắt sẽ phát hiện thay đổi mức độ ánh sáng, chẳng hạn như ngay trước bình minh, kể cả khi chúng ta nhắm mắt.
Nhờ đó, các thay đổi trong cơ thể sẽ diễn ra như tăng hormone cortisol, adrenocorticotropin và huyết áp, giúp con người chuẩn bị một số hoạt động tại các thời điểm khác nhau trong ngày, ví dụ như đi ngủ vào ban đêm và thức dậy khi trời sáng.
Giao diện khi đến giờ báo thức trên iPhone. (Ảnh: iOS Gadget Hacks).
Nhiều người cho biết họ có thể ngủ dậy sớm hơn nhiều so với thông thường mà không cần báo thức, đặc biệt trong những dịp quan trọng như có chuyến bay hay tham dự cuộc họp.
Trong trường hợp trên, ông Allada cho biết thay vì dậy dựa trên thời điểm trong ngày, cơ thể của chúng ta có thể thức dựa trên khoảng thời gian đã ngủ, tương tự cách hoạt động của đồng hồ cát. Ví dụ, nếu chúng ta phải dậy vào 4h sáng, cơ thể sẽ nhận biết để cố gắng thức đúng giờ.
Điều đó cho thấy cơ thể có khả năng cảm nhận thời gian rất tốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng thức dậy sớm hơn báo thức, và một số người không bao giờ làm được điều đó.
Hiện tại, chưa có câu trả lời chính xác cho hiện tượng trên. Tuy nhiên theo quan điểm của ông Foster, nhu cầu ngủ có thể lấn át đồng hồ sinh học khi con người quá mệt mỏi.
Vẫn còn nhiều câu hỏi cần giải đáp về cách chúng ta tự thức dậy vào thời điểm nhất định. Tuy nhiên theo ông Foster, mọi người có thể đặt đồng hồ báo thức vào thời gian cố định mỗi ngày để cơ thể dần làm quen.

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?
Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?
Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?
Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?
Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Tại sao nước biển lại mặn?
Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".
