Vì sao những dãy núi luôn luôn cao lên?

Chiều cao của những dãy núi phụ thuộc vào các yếu tố như lực đẩy mảng kiến tạo bên dưới mặt đất hoặc tác động của biến đổi khí hậu bên trên đỉnh núi.

Theo Sciencealert, Trung tâm Nghiên cứu khoa học địa chất Potsdam, Đức gần đây đã xác định được yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiều cao của những ngọn núi.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu cho rằng lực kiến tạo bên dưới mặt đất sẽ đóng vai trò tiên quyết ảnh hưởng tới sự phát triển của núi, chứ không phải sự tác động của phong hoá làm xói mòn phần đỉnh.

Trong quá khứ, các mảng kiến tạo không đứng yên và thường dịch chuyển hướng về nhau. Ở khu vực va chạm giữa 2 mảng kiến tạo, một mảng sẽ bị trượt lên trên, lâu dần sẽ xuất hiện các dãy núi xung quanh.

Lực đẩy từ những mảng kiến tạo bên dưới và tác động của biến đổi khí hậu ở phía trên được cho là 2 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự thay đổi độ cao của những ngọn núi.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho rằng trạng thái cân bằng đẳng tĩnh (isostasy), là quá trình những mảng kiến tạo "trôi" trên những dòng quyển mềm trong tâm Trái Đất, cũng có ảnh hưởng một phần đến chiều cao của những ngọn núi.

Vì sao những dãy núi luôn luôn cao lên?
Lực đẩy từ những mảng kiến tạo bên dưới lòng đất là tác nhân chính khiến các dãy núi cao lên. (Ảnh: Medium).

Về phương pháp nghiên cứu, các nhà khoa học thực hiện nhiều lần đo lực đẩy của những mảng kiến tạo bên dưới, tham khảo thêm sự tác động của những dòng năng lượng nhiệt và lực ma sát của các vật chất trong lòng Trái đất.

Họ cũng thực hiện đo ở nhiều nơi như dãy Himalaya, dãy Andes, Sumatra và Phú Sĩ. Kết luận cho thấy những ngọn núi này vẫn đang cao, khối lượng và chiều cao vẫn cân bằng với lực kiến tạo bên dưới mặt đất.

"Chúng tôi phát hiện ra sự xói mòn bên trên bề mặt của những ngọn núi là quá nhỏ so với lực đẩy từ mảng kiến tạo bên dưới đẩy lên", các nhà khoa học viết trong bài báo vừa được đăng trên tạp chí khoa học Nature ngày 11/6.

Các nhà nghiên cứu cũng xác nhận cần phải làm nhiều khảo sát sâu hơn để cung cấp được những thông tin về các dạng vật chất bên dưới lòng đất. Đồng thời là những yếu tố tác động đến sự thay đổi chiều cao của các dãy núi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hé lộ ảnh chụp rõ nét tảng băng trôi đã gây thảm họa chìm tàu Titanic

Hé lộ ảnh chụp rõ nét tảng băng trôi đã gây thảm họa chìm tàu Titanic

Bức ảnh đen trắng về tảng băng trôi đã được một thuyền trưởng tàu chở khách vượt Đại Tây Dương tình cờ chụp lại hai ngày trước khi thảm họa Titanic xảy ra.

Đăng ngày: 17/06/2020
Lấy

Lấy "đất nghĩa địa" để dưới gối hay bôi vào vết thương sẽ lành bệnh?

"Khi bị bệnh, người dân đến nghĩa trang địa phương xúc một muỗng đất vào một túi vải. Sau đó, họ mang túi về nhà, đặt dưới gối và gối đầu trên đó hoặc bôi trực tiếp vào vết thương. Sáng hôm sau, bệnh sẽ tự khỏi!".

Đăng ngày: 16/06/2020
Nghệ thuật thuyết phục vẫn y như 2.000 năm trước, thời Aristotle!

Nghệ thuật thuyết phục vẫn y như 2.000 năm trước, thời Aristotle!

Ý tưởng chính là một loại tiền tệ của thế kỷ XXI. Khả năng thuyết phục, thay đổi trái tim và tâm trí người khác, có lẽ là kỹ năng lớn nhất mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức - thời đại mà ý tưởng quan trọng hơn bao giờ hết.

Đăng ngày: 16/06/2020
Vì sao bạn nên cài dây an toàn cho đến khi máy bay dừng hẳn?

Vì sao bạn nên cài dây an toàn cho đến khi máy bay dừng hẳn?

Hành khách nên tiếp tục cài dây an toàn vì máy bay sau khi hạ cánh vẫn có thể gặp những mối nguy nhất định trên đường di chuyển về nhà ga.

Đăng ngày: 15/06/2020
Núi lửa khổng lồ từng xoá sạch sự sống trên Trái đất

Núi lửa khổng lồ từng xoá sạch sự sống trên Trái đất

Khoảng 445 triệu năm trước, khoảng 85% sinh vật biển trên trái đất khi đó đã biến mất sau một sự kiện địa chất. Đây được coi là sự tuyệt chủng hàng loạt ở kỷ Ordovic.

Đăng ngày: 15/06/2020
Phát hiện cấu trúc khổng lồ gần lõi Trái đất

Phát hiện cấu trúc khổng lồ gần lõi Trái đất

Các nhà nghiên cứu tìm thấy một cấu trúc lớn chứa đá nóng đặc khác thường ẩn sâu bên trong Trái Đất, phía dưới Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 15/06/2020
Nước nặng là gì?

Nước nặng là gì?

Nước nặng là nước chứa một tỷ lệ đồng vị đơteri (deuterium) cao hơn thông thường, hoặc là đơteri ôxít, D2O hay ²H2O, hoặc là đơteri proti ôxít, HDO hay H¹H²O.

Đăng ngày: 15/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News