Vì sao nước lại không cháy?

Đặt ra câu hỏi này có vẻ hơi thừa. Nước không cháy, ai chả biết. Thế nhưng tại sao nước không cháy, quả là câu hỏi không dễ trả lời.

Để giải đáp rõ ràng câu hỏi này, trước hết ta phải hiểu sự cháy là gì?

Thông thường thì sự cháy là phản ứng hoá học của các chất với oxy. Có những chất ngay ở nhiệt độ thường, cũng bốc cháy khi gặp oxy. Photpho trắng là một ví dụ. Lại có những chất như than đá (thành phần chủ yếu là cacbon), hyđro, lưu huỳnh, ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc oxy không hề có phản ứng, nhưng khi tăng cao nhiệt độ thì chúng sẽ bốc cháy.

Vì sao nước lại không cháy?
Nước là do hai nguyên tố hyđro và oxy tạo nên.

Trông bên ngoài thì rượu, xăng, dầu hoả, nước đều là những chất lỏng trong suốt, rất giống nhau. Thế nhưng rượu là do ba nguyên tố cacbon, hyđro, oxy, còn xăng, dầu hoả là do hai nguyên tố cacbon, hyđro tạo thành. Đại bộ phận các chất chứa cacbon đều có thể cháy được.

Rượu, xăng, dầu hoả có 1 nguyên tử cacbon kết hợp với hai nguyên tử oxy thành phân tử cacbon đioxit. Còn các nguyên tử hyđro lại kết hợp với oxy thành phân tử nước và do đó các hợp chất nói trên đều cháy sạch.

Đến đây chắc các bạn đều đã rõ tại sao nước lại không cháy. Nước là do hai nguyên tố hyđro và oxy tạo nên, là do kết quả sự cháy của nguyên tố hyđro. Đã là sản phẩm của sự cháy nên đương nhiên nó không có thể có khả năng lại tiếp tục kết hợp với oxy hay nói cách khác nó không thể lại cháy một lần nữa. Cùng với lý luận tương tự, cacbon đioxit là sản phẩm cuối cùng của sự cháy nên cacbon đioxit không thể cháy được nữa. Do cacbon đioxit không tiếp dưỡng được sự cháy, lại có tỷ trọng nặng hơn không khí, nên người ta dùng cacbon đioxit để dập lửa.

Đương nhiên cũng không ít loại vật chất không thể hoá hợp với oxy cho dù có đưa nhiệt độ lên cao đến mấy đi nữa thì chúng cũng chỉ là "bạn tốt" của oxy. Các loại vật chất này là những chất không cháy được.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều cần biết về tục khai bút, xin chữ đầu năm để có một năm mới thật may mắn, nhiều tài lộc

Những điều cần biết về tục khai bút, xin chữ đầu năm để có một năm mới thật may mắn, nhiều tài lộc

Tục khai bút đầu năm không những là một nét đẹp truyền thống của ngày Tết mà còn mang nhiều ý nghĩa rất đặc biệt mà ai cũng nên biết!

Đăng ngày: 25/01/2020
Tại sao không nên uống rượu vang với đá lạnh?

Tại sao không nên uống rượu vang với đá lạnh?

Thông thường mỗi chai rượu vang sẽ có nhiệt độ sử dụng nhất định được nhà sản xuất khuyên dùng. Nhưng có không ít người dùng vẫn có thói quen thưởng thức rượu vang cùng với đá.

Đăng ngày: 23/01/2020
Vì sao nhiều người

Vì sao nhiều người "ghét tết, chán lễ lạt"?

Trong khi mọi người háo hức rủ nhau đi mua sắm đón tết, chơi tết... không ít người thấy "buồn vô cớ", thậm chí "thấy ghét" mỗi khi tết đến, chỉ mong mọi thứ sớm trở lại như cũ. Vì sao?

Đăng ngày: 23/01/2020
Tại sao trữ rượu nên để nằm ngang không để đứng?

Tại sao trữ rượu nên để nằm ngang không để đứng?

khi bảo quản rượu thì nên để rượu nằm ngang mà không để đứng? Vì sao lại làm như vậy? Cùng tìm câu trả lời ở bài viết này nhé!

Đăng ngày: 22/01/2020
Vì sao khi cháy, ngọn lửa cháy luôn bốc lên cao?

Vì sao khi cháy, ngọn lửa cháy luôn bốc lên cao?

Lửa là phát minh quan trọng nhất trong lịch sử, giúp cho loài người thoát khỏi thời kỳ tăm tối, như một mặt trời thứ 2 của chúng ta vậy.

Đăng ngày: 22/01/2020
Tại sao xi măng là dạng bột nhưng khi trộn với nước lại cứng như đá?

Tại sao xi măng là dạng bột nhưng khi trộn với nước lại cứng như đá?

Khi pha nước vào bột xi măng, sẽ xảy ra một phản ứng hóa học cực kỳ phức tạp, kết quả hình thành một loại đá nhân tạo không hòa tan trong nước và có độ bền mài mòn cao.

Đăng ngày: 21/01/2020
Vật thể nhân tạo quay 300 tỷ vòng mỗi phút

Vật thể nhân tạo quay 300 tỷ vòng mỗi phút

Một hạt nano "hình quả tạ" được cấp năng lượng bởi lực và mô-men xoắn ánh sáng lập kỷ lục vật thể quay nhanh nhất thế giới.

Đăng ngày: 21/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News