Vì sao phái yếu hay kêu đau?
Trên thực tế, các nhà khoa học khẳng định, phái yếu phải chịu đựng nhiều cơn đau và loại đau hơn so với phái mạnh, dù khả năng chịu đau của họ tốt hơn.
Theo DailyMail, các chuyên gia đã khảo sát một loạt các loại bệnh và hội chứng, từ viêm khớp cho đến tiêu hóa và nhận thấy, bệnh nhân nữ thường cảm thấy đau đớn, khó chịu nhiều hơn so với các bệnh nhân nam.
Phái yếu miêu tả mức đau đớn không thể tưởng tượng nổi ở 14/47 hạng mục bệnh.
Để đi đến kết luận này, họ đã yêu cầu hơn 11.000 bệnh nhân đánh giá về tình trạng cơn đau của mình theo một thang điểm 11 bậc, trong đó 0 là “không hề đau đớn” và 10 là “mức đau nhất có thể tưởng tượng được”.
Kết quả cho thấy, phái yếu trải nghiệm mức đau “tồi tệ” đến “khủng khiếp” ở 14/47 hạng mục. Trong khi ấy, các bệnh nhân nam không hề cảm thấy cơn đau “khủng khiếp” ở bất cứ hạng mục nào.
Sự khác biệt giữa hai phái đặc biệt đáng chú ý ở các bệnh như viêm khớp, hô hấp và tiêu hóa, DailyMail cho hay.
Ngoài ra, sự khác biệt cũng tương đối rõ rệt ở các bệnh liên quan đến cơ và xương, mũi, cổ, khớp và huyết áp cao.
Trong khi nam giới không hề chấm điểm 10 cho bất cứ cơn đau nào.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Atul Butte của Đại học Y khoa Stanford khẳng định, sự khác biệt này là một phát hiện hết sức bất ngờ. Nó trái ngược với những nghiên cứu trước đó rằng khả năng chịu đau ở phái yếu là tốt hơn và nhiều khi, cơn đau ở phái yếu không nghiêm trọng như những gì họ mô tả.
Tuy nhiên, một số ý kiến phản bác cho rằng, có thể phái mạnh không thích bộc lộ cảm xúc của họ và không muốn thừa nhận rằng họ đang chịu đau trước các nhà nghiên cứu. “Sự rên rỉ khiến nam giới cảm thấy mất tự tin và yếu đuối. Vì thế, nam giới ít có xu hướng miêu tả về sự đau đớn mà mình phải chịu, kể cả khi sự thật đúng là như vậy. Nói cách khác, hai phái có mức độ đau đớn ngang nhau, nhưng phái yếu dễ thừa nhận chuyện đó hơn”. Tiến sĩ Carol Warfield, Chủ tịch Khoa viêm khớp của Trung tâm Y tế Beth Israel Boston bình luận.

Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc
Bộ tộc Aghori này thường khỏa thân, dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết.

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm
Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết
Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Vàng được hình thành như thế nào?
Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?
