Vì sao quý tộc xưa thường bỏ trứng gà vào lăng mộ khi chôn cất?
Trong khi khai quật lăng mộ nếu nhìn thấy có trứng ở bên trong thì các nhà khảo cổ học sẽ biết lăng mộ này thuộc tầng lớp giàu có.
Khảo cổ học hiện đại bắt đầu tương đối muộn ở Trung Quốc. Từ cuối thế kỷ 19 đến những năm 1930, các đoàn thám hiểm và khảo cổ Phương Tây liên tục đến Trung Quốc tổ chức các cuộc khai quật lén lút. Cuối những năm 1920, các viện hàn lâm Trung Quốc bắt đầu khám phá những tàn tích ở các địa điểm như Chu Khẩu Điếm các địa danh lịch sử khác đánh dấu sự ra đời của khảo cổ học Trung Quốc, và dần dần thiết lập một hệ thống khảo cổ hoàn chỉnh.
Thời cổ đại trứng gà rất quý giá. (Ảnh minh hoạ kknews.cc).
Ngoài ra, thuật ngữ “Khảo cổ học” cận đại ở Trung Quốc được dịch ra từ tiếng La Mã “Archaeology” có nghĩa là “nghiên cứu về khoa học cổ đại”. Trong khảo cổ học, việc tìm kiếm và thu thập hài cốt của xã hội loài người cổ xưa là vô cùng quan trọng.
Công việc cần phải được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Thời gian mà nhân viên khảo cổ ở trong một ngôi mộ cổ cũng vô cùng dài. Bởi vì, trong nhiều ngôi mộ cổ có lịch sử hàng thế kỷ hay hàng ngàn năm, một số di tích bị trộn lẫn với bùn, đất. Do đó, quá trình khai quật cần phải bảo vệ các di tích văn hóa, và đặc biệt giữ cho chúng còn nguyên vẹn.
Khác với cách làm đám tang của người hiện đại, thì người cổ đại, đặc biệt là những gia đình giàu có và quyền quý khi họ tổ chức đám tang thì nghi lễ cần long trọng với nhiều nghi thức kèm theo. Người xưa tin rằng, cái chết của một người đại diện cho sự kết thúc của cuộc đời dưới ánh mặt trời, và sau đó người ta bắt đầu sống trong âm phủ, để người quá cố có một cuộc sống bình thường dưới âm phủ, người nhà nên xem “chết như vẫn còn sống”.
Những người giàu thường chôn theo rất nhiều vàng bạc châu báu trong mộ sau khi họ chết đi, chính vì thế những ngôi mộ của họ cũng trở thành mục tiêu số một của những kẻ đào trộm mộ. Vì thế người xưa thường xây lăng mộ ở những nơi kín, khó tìm thấy và thiết kế rất nhiều cơ quan bí mật trong lăng mộ.
Những quả trứng trong ngôi mộ cổ đã trải qua hàng trăm năm, nó chắc chắn sẽ biến chất. (Ảnh minh họa: foyuan.family543).
Vậy tại sao có người nói, nếu trong lăng mộ nhìn thấy trứng gà thì các nhà khảo cổ học thường cẩn thận và né chạm vào:
Thứ nhất: Vào thời cổ đại trứng gà rất quý giá, người nghèo nếu có trứng gà sẽ coi nó là vật báu mà lưu giữ chứ không đem đi chôn cùng người quá cố, chỉ có người giàu mới chôn trứng gà trong mộ mình.
Khi nhìn thấy trứng xuất hiện trong mộ, điều đó có nghĩa là chủ nhân của ngôi mộ này từng rất giàu có, nếu ngôi mộ chưa từng bị đào trộm, thì rất có thể nhân viên khảo cổ sẽ đào thấy những thứ quý giá bên trong ngôi mộ. Vì thế cần phải đặt sự cẩn thận là ưu tiên hàng đầu.
Thứ hai: Những quả trứng trong ngôi mộ cổ đã trải qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm, và nó chắc chắn sẽ biến chất. Khi lần đầu tiên các nhà khảo cổ nhìn thấy trứng trong mộ đều rất kinh ngạc, liền chạm vào nó, không ngờ nó vỡ vụn, sau này khi họ phát hiện trứng cũng không dám chạm vào nó nữa mà chỉ nhẹ nhàng chà trên mặt trứng, kết quả là nó vẫn vỡ vụn.
Cho đến nay, những quả trứng được khai quật sớm nhất đã được tìm thấy trong các ngôi mộ Tây Chu hơn 2800 năm trước. Những quả trứng được chất đầy trong một bình đất nung có in hình họa tiết đặc trưng của thời Tây Chu.
Để bảo vệ di tích văn hóa này, các chuyên gia không dám chạm vào nó. Những quả trứng từ 2800 năm trước vẫn được đặt trong bình đất nung nhu khi chúng được khai quật. Còn về giá trị của những trứng hàng ngàn năm trước? Bây giờ thật khó để nói, một số học giả nghĩ rằng, nó có thể được sử dụng để nghiên cứu sự khác biệt của những con gà trong một ngàn năm trước khác và hiện tại.

Tại sao dấu vân tay của con người lại khác nhau?
Chúng ta đều biết rằng dấu vân tay của mọi người là khác nhau, và dấu vân tay thậm chí còn độc đáo hơn cả DNA.

Tại sao “nơi sinh” lại là thông tin quan trọng trên hộ chiếu?
Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên trên thế giới có mẫu hộ chiếu không ghi thông tin nơi sinh.

Vì sao ăn rau muống lại gây sẹo lồi?
Nhiều người không dám ăn rau muống vì sợ nó sẽ gây ra tình trạng sẹo lồi, liệu điều này có đúng không?

Tại sao có loại nấm độc, có loại không?
Theo các nhà nghiên cứu, một số loại nấm sản sinh chất độc để khỏi bị ăn thịt, để có thể sinh sôi.

Tại sao loài hải ly thích xây dựng những con đập để làm tổ?
Trên thực tế, những con đập được xây dựng bởi loài hải ly không chỉ được dùng làm tổ cho chúng, mà hơn thế nữa, những con đập này mang lại những lợi ích vô cùng to lớn đối với hệ sinh thái.

Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?
Hình ảnh một con gà tây quay vàng ruộm trên bàn ăn đã trở thành biểu tượng của lễ Tạ Ơn. Đằng sau món ăn này là những câu chuyện thú vị.
