Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?
Với loài rắn, dù là loại rắn bé tẹo hay hổ mang khổng lồ nọc độc chết người đều phải trải qua màn lột xác (thay da) trung bình 4 đến 8 lần trong mỗi năm. Vậy tại sao rắn phải lột xác?
Mùa nóng thường là mùa rắn lột xác nhiều hơn so với mùa lạnh vì rắn là loài động vật ngủ đông.
Rắn lột xác để thay thế lớp da cũ kĩ đã bị bào mòn và không còn đủ sức căng để bọc cơ thể lớn lên của nó. Đây cũng là cách chúng loại bỏ các động vật ký sinh trên lớp da khô.
Lột xác cũng là một cách giúp rắn loại bỏ các động vật ký sinh trên lớp da khô.
Khi cơ thể của rắn phát triển, lớp da của chúng sẽ bị kéo dãn ra. Tuy nhiên, khác với da người, da rắn có độ co dãn rất hạn chế, khó có thể phù hợp với cơ thể mới và đến một thời điểm nhất định, loài rắn phải bỏ lớp da cũ của mình.
Khi thời điểm lột da đến, loài rắn sẽ tự tạo một lớp da mới dưới lớp da cũ, sau khi quá trình này hoàn tất, chúng sẽ bắt đầu tiến trình lột da bằng cách cọ vào đá hoặc thân cây, tạo một vết rách trên da, thường là ở mũi.
Trước khi thực hiện việc lột xác, rắn thường nhịn ăn, tìm một chỗ có bề mặt thô nhám, đủ kín đáo an toàn và hội tụ các yếu tố phù hợp về nhiệt độ, độ ẩm để chuẩn bị cho quãng thời gian vất vả.
Rắn lột xác thường mất vài ngày. Vết nứt để rắn trườn ra khỏi lớp da cũ xuất hiện ở miệng. Con rắn dùng hết sức rướn và dựa vào bề mặt thô nhám của nơi rắn chọn để thoát ra khỏi lớp da cũ.
Quá trình lột xác khiến con rắn trở nên yếu ớt trước kẻ thù vì kiệt sức và lớp da mới còn quá non. Hành trình trưởng thành của loài rắn cũng không hề dễ dàng phải không?

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Những sự thật ít được biết đến về loài sói
Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại
Loài kiến Matabele châu Phi có thể trở thành y tá, chăm sóc cho đồng loại bị thương khi chúng tham gia kiếm mồi.
