Vì sao sắt lại bị gỉ?

Sắt là kim loại rất dễ bị gỉ. Hầu như các đồ vật bằng sắt bày trong viện bảo tàng đều bị gỉ loang lổ. Dao thái rau nếu để mấy tháng không dùng đến sẽ bị gỉ. Hàng năm trên toàn thế giới có đến hàng triệu tấn thép biến thành sắt gỉ.

Sắt bị gỉ ngoài việc do tính hoạt động hoá học của sắt còn do các điều kiện ngoại cảnh. Nước là một điều kiện làm cho sắt bị gỉ. Các nhà hoá học đã chứng minh, nếu để sắt trong bầu không khí không có nước thì dù có trải qua mấy năm trời cũng không hề bị gỉ. Tuy nhiên nếu chỉ riêng một mình nước cũng không hề làm sắt bị gỉ. Nhưng nếu cho mảnh sắt vào trong bình đun sôi với nước cất trong bình kín thì sắt cũng không bị gỉ. Nguyên do là chỉ khi có nước và oxy tác dụng đồng thời mới làm cho sắt bị gỉ. Ngoài ra khí cacbon đioxit hoà tan trong nước cũng làm cho sắt bị gỉ. Thành phần của gỉ sắt rất phức tạp, chủ yếu gồm sắt oxit, sắt hyđroxit, sắt cacbonat…

Vì sao sắt lại bị gỉ?
Một mảnh sắt bị gỉ hoàn toàn sẽ tăng thể tích khoảng 8 lần.

Gỉ sắt vừa xốp, vừa mềm giống như bọt biển. Một mảnh sắt bị gỉ hoàn toàn sẽ tăng thể tích khoảng 8 lần. Một mảnh sắt gỉ có trạng thái như bọt biển sẽ dễ dàng hấp thụ nước và nhanh chóng bị rã nát.

Còn có nhiều nhân tố làm sắt dễ bị gỉ: Như các muối hoà tan trong nước, bề mặt trên các đồ vật bằng sắt không sạch, độ thô ráp, thành phần cacbon trong thép….

Người ta đã nghĩ ra nhiều biện pháp để chống sắt thép bị gỉ. Phương pháp thông dụng nhất là khoác cho các đồ vật bằng sắt thép một bộ "áo khoác" sơn và mạ là các biện pháp đơn giản để chống gỉ sắt. Trên các cầu sắt cho xe hỏa người ta thường sơn, trong các ống phun khí nóng người ta phủ lớp sơn xì bằng bột nhôm, trên các đồ đựng người ta mạ thiếc, các tấm tôn được mạ kẽm…

Biện pháp triệt để nhất để chống sắt gỉ là cấp cho sắt một "lõi bền", là thêm các kim loại khác để tạo thép hợp kim không gỉ. Loại thép hợp kim trơ trơ, không gỉ chính là do người ta đã đưa vào sắt các kim loại niken, crom chế tạo thành thép không gỉ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước lại không cháy?

Vì sao nước lại không cháy?

Đặt ra câu hỏi này có vẻ hơi thừa. Nước không cháy, ai chả biết. Thế nhưng tại sao nước không cháy, quả là câu hỏi không dễ trả lời.

Đăng ngày: 25/01/2020
Những điều cần biết về tục khai bút, xin chữ đầu năm để có một năm mới thật may mắn, nhiều tài lộc

Những điều cần biết về tục khai bút, xin chữ đầu năm để có một năm mới thật may mắn, nhiều tài lộc

Tục khai bút đầu năm không những là một nét đẹp truyền thống của ngày Tết mà còn mang nhiều ý nghĩa rất đặc biệt mà ai cũng nên biết!

Đăng ngày: 25/01/2020
Tại sao không nên uống rượu vang với đá lạnh?

Tại sao không nên uống rượu vang với đá lạnh?

Thông thường mỗi chai rượu vang sẽ có nhiệt độ sử dụng nhất định được nhà sản xuất khuyên dùng. Nhưng có không ít người dùng vẫn có thói quen thưởng thức rượu vang cùng với đá.

Đăng ngày: 23/01/2020
Vì sao nhiều người

Vì sao nhiều người "ghét tết, chán lễ lạt"?

Trong khi mọi người háo hức rủ nhau đi mua sắm đón tết, chơi tết... không ít người thấy "buồn vô cớ", thậm chí "thấy ghét" mỗi khi tết đến, chỉ mong mọi thứ sớm trở lại như cũ. Vì sao?

Đăng ngày: 23/01/2020
Tại sao trữ rượu nên để nằm ngang không để đứng?

Tại sao trữ rượu nên để nằm ngang không để đứng?

khi bảo quản rượu thì nên để rượu nằm ngang mà không để đứng? Vì sao lại làm như vậy? Cùng tìm câu trả lời ở bài viết này nhé!

Đăng ngày: 22/01/2020
Vì sao khi cháy, ngọn lửa cháy luôn bốc lên cao?

Vì sao khi cháy, ngọn lửa cháy luôn bốc lên cao?

Lửa là phát minh quan trọng nhất trong lịch sử, giúp cho loài người thoát khỏi thời kỳ tăm tối, như một mặt trời thứ 2 của chúng ta vậy.

Đăng ngày: 22/01/2020
Tại sao xi măng là dạng bột nhưng khi trộn với nước lại cứng như đá?

Tại sao xi măng là dạng bột nhưng khi trộn với nước lại cứng như đá?

Khi pha nước vào bột xi măng, sẽ xảy ra một phản ứng hóa học cực kỳ phức tạp, kết quả hình thành một loại đá nhân tạo không hòa tan trong nước và có độ bền mài mòn cao.

Đăng ngày: 21/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News