Vì sao sốt xuất huyết không được uống kháng sinh?
Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi bị sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đó.
Sốt xuất huyết có được uống kháng sinh không?
Khi bị sốt xuất huyết, uống kháng sinh có thể gây ra những phản ứng phụ có hại cho sức khỏe.
Câu trả lời là "không". Vì sốt xuất huyết có nhiều biểu hiện khá giống với cảm cúm thông thường nên rất nhiều người có thói quen tự mua thuốc về uống, trong đó có thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đối với bệnh sốt xuất huyết, uống kháng sinh không những không mang lại tác dụng mà còn có thể gây ra những phản ứng phụ có hại cho sức khỏe.
Dùng thuốc kháng sinh khi bị sốt xuất huyết có thể gây hại nghiêm trọng
Sử dụng thuốc kháng sinh nhằm làm yếu virus, từ đó tạo điều kiện cho các kháng thể tiêu diệt virus bằng cách thực bào. Thế nhưng, trong sốt xuất huyết, kháng thể tiêu diệt ngược lại còn làm cho virus phát triển nên việc uống kháng sinh trong trường hợp này không có tác dụng.
Không chỉ dừng lại ở việc lãng phí tiền bạc, việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi mắc sốt xuất huyết còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nguyên nhân là do trong sốt xuất huyết, máu bị cô đặc, việc dùng kháng sinh lúc này sẽ làm cho nồng độ kháng sinh trong máu cao, dễ dẫn đến các tai biến. Không chỉ thế, với người bệnh có cơ địa dị ứng, sử dụng kháng sinh lúc này còn có thể gây ra các tác dụng phụ, khiến người bệnh càng thêm mệt mỏi, việc chữa trị cũng phức tạp và tốn kém hơn.
Chúng ta cần giữ nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, phun thuốc diệt muỗi... để phòng tránh sốt xuất huyết.
Kháng sinh thường chỉ được khuyến cáo sử dụng khi có các biểu hiện nhiễm trùng, và việc này phải được chỉ định bởi chuyên gia, bác sĩ. Chính vì thế, chúng ta tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi bị sốt xuất huyết.
Lưu ý khi xung quanh có người mắc sốt xuất huyết
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, việc làm cần được ưu tiên hàng đầu trong tình trạng sốt xuất huyết lây lan hiện nay chính là phòng tránh. Khi xung quanh có người mắc sốt xuất huyết, chúng ta cần làm ngay những việc sau:
- Đưa người bệnh đi khám ngay để được hướng dẫn điều trị chính xác.
- Báo với chính quyền địa phương để thực hiện công tác phòng tránh triệt để hơn.
- Thực hiện các việc sau HÀNG NGÀY: theo dõi thân nhiệt, chú ý ăn uống để tăng sức đề kháng, mặc quần áo dài tay khi ra ngoài, giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng, loại bỏ vật dụng chứa nước thừa, mắc màn khi đi ngủ.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí
Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung
Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu
Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng khi bị thủy đậu.

Những cách làm mát cơ thể đơn giản trong ngày nóng
Trong tình hình nắng nóng hoành hành trên toàn cầu, các chuyên gia đưa ra một số lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể giúp cơ thể giải nhiệt hiệu quả hơn.
