Vì sao ta có trí nhớ tốt nhất ở tuổi 25?
Hầu hết ở lứa tuổi 25, con người đã có hết những kỉ niệm quan trọng nhất trong đời, theo một nghiên cứu mới từ Đại học New Hampshire (UNH).
Các nhà nghiên cứu tại UNH chỉ ra rằng, khi những người lớn tuổi được yêu cầu kể về những câu chuyện xảy ra trong cuộc đời của họ, họ thiên về nhấn mạnh sự ảnh hưởng của những biến cố xảy ra trên dòng ký ức của mình. Những biến cố như là kết hôn hay có con có thể xảy đến rất sớm trong cuộc đời một số người.
“Khi mọi người nhìn lại và kể lại những kỉ niệm quan trọng nhất trong cuộc sống, họ thường có thiên hướng chia chúng ra theo những thời khắc quan trọng: một sự biến đổi về thể chất, một công việc đầu tiên, lập gia đình, kinh nghiệm quân sự hay có con”, Kristina Steiner, một Tiến sĩ Tâm lý học tại UNH cho biết.
Nhóm nghiên cứu bao gồm David Pillemer, Tiến sĩ Samuel E. Paul - Giáo sư Tâm lý học phát triển tại UNH, Dorthe Kirkegaard Thomsen - Giáo sư Tâm lý học và Khoa học hành vi tại Đại học Aarhus (Đan Mạch) và Andrew Minigan -một sinh viên khoa tâm lý tại UNH. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong tạp chí Memory rằng: “Sự hồi tưởng trong bộ nhớ của người cao tuổi nảy lên từ chính những mốc quan trọng trong cuộc sống của họ”.
Trong nghiên cứu đầu tiên sự dụng cách tiếp cận tự nhiên bằng việc thu thập các câu chuyện cuộc sống, các nhà nghiên cứu đã nói chuyện với 34 thành viên của một cộng đồng hưu trí độ tuổi từ 59-72 tuổi. Tất cả người tham gia đều là người da trắng, và 76% trong số họ đã có bằng cử nhân. Họ được yêu cầu kể về cuộc sống của mình trong vòng 30 phút. Và một tuần sau đó, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, người tham gia đang chia những câu chuyện trong cuộc đời họ thành các "chương”.
Trong nghiên cứu của UNH, người xa xác định được độ tuổi 17-24 gọi là “mốc hồi tưởng” khi nhiều người xác định các chương trong cuộc đời bắt đầu và kết thúc ở giai đoạn này. Khoảng hồi tưởng là thời gian trong độ tuổi 15-30 khi nhiều kỉ niệm, cả tiêu cực hay tích cực, mong đợi hay bất ngờ, được nhớ lại.
Steiner cũng đưa ra một thắc mắc: “Nhiều nghiên cứu khác đã liên tục phát hiện ra rằng, khi người lớn tuổi được hỏi về suy nghĩ và chia sẻ những kỉ niệm trong cuộc sống, các sự kiện xảy ra trong khoảng 15-30 tuổi chiếm đa số. Tại sao lại xảy ra điều này? Tại sao họ lại không có nhiều kỉ niệm trong độ tuổi từ 30 đến 70? Điều gì khiến những cột mốc trong độ tuổi 15 đến 30 khiến họ ghi nhớ nhiều như vậy?”
“Những câu chuyện cuộc sống có thể là một định nghĩa cho cuộc đời của ai đó. Bằng cách nhìn vào những kỉ niệm cuộc đời, các nhà khoa học có thể dự đoán mức độ hạnh phúc và điều chỉnh tâm lý người lớn. Ngày nay, trong trị liệu lâm sàng có thể dùng biện pháp kể chuyện cuộc đời để giúp bệnh nhân vượt qua những vấn đề và lấy lại cân bằng cũng như hứng thú trong cuộc sống”, Steiner nói.