Vì sao trăn khổng lồ liên tiếp tấn công người ở Indonesia?

Trong mọi trường hợp trăn “khủng” đối đầu với người, loài sinh vật máu lạnh này luôn được coi là nhân vật phản diện.

Theo Washington Post, hai vụ trăn tấn công người ở Indonesia trong năm nay đều hết sức đáng chú ý. Kẻ tấn công đều là những con trăn dài nhất và mạnh nhất thế giới.

Chúng giết người bằng cách siết chặt, cho đến khi tim nạn nhân ngừng đập. Con trăn sau đó há to mồm nuốt chửng nạn nhân trong chớp nhoáng.

Vì sao trăn khổng lồ liên tiếp tấn công người ở Indonesia?
Trăn khổng lồ dài 7 mét bị dân làng Indonesia buộc vào gốc cây.

Đây rõ ràng là một trong những câu chuyện rùng rợn nhất thời hiện đại. Ngay cả khi cái kết không dẫn đến cái chết, vụ việc cũng nhanh chóng lan tỏa khắp các trang báo trên thế giới.

Nhưng các nhà khoa học cho rằng, vụ trăn tấn công người không chỉ đáng sợ về sức mạnh của kẻ săn mồi máu lạnh. Đó còn có thể là hồi chuông cảnh báo về cách con người tàn phá môi trường tự nhiên.

Trong vụ việc mới nhất ở Indonesia, nạn nhân Robert Nabalan là một nhân viên an ninh làm việc tại nông trại dầu cọ. Ông Nabalan đang trên đường trở về nhà thì phát hiện ra một con trăn khổng lồ dài 7 mét nằm chắn ngang đường.

Có nhân chứng kể rằng ông Nabalan cố gắng dẹp đường cho xe đi. Người khác nói người đàn ông 37 tuổi muốn bắt con trăn.

Nhưng những gì xảy ra sau đó thì không có gì phải bàn cãi. Con trăn khổng lồ đớp mạnh vào cánh tay người đàn ông, quấn chặt người xung quanh nạn nhân. Ông Nabalan được cho đã là dùng một con dao lớn mang bên người để chống trả.

Kết quả là người đàn ông Indonesia bị thương nặng, còn con trăn khổng lồ chết ngay tại hiện trường. Câu chuyện này nhanh chóng lan tỏa trên khắp thế giới.

Vì sao trăn khổng lồ liên tiếp tấn công người ở Indonesia?
Trẻ em vui đùa bên xác trăn khổng lồ dài 7 mét.

Không may mắn như ông Nabalan, hồi đầu năm nay, một thanh niên Indonesia đi thu hoạch dầu cọ đã không bao giờ có thể trở về nhà. Thanh niên 25 tuổi đụng độ với trăn khổng lồ dài 7 mét và bị kẻ săn mồi máu lạnh nuốt chửng.

Khi mổ bụng trăn, người ta tìm thấy nạn nhân, bao quanh khắp người là chất dịch tiêu hóa của trăn.

Hai vụ việc xảy ra cách nhau khoảng 6 tháng, cùng xảy ra tại các khu nông trại trồng dầu cọ, đã khiến không ít người băn khoăn.

Theo Washington Post, một nửa sản phẩm được tìm thấy trong các cửa hàng thực phẩm đều có nguyên liệu từ trái của cây dầu cọ.

Đây là loại nguyên liệu khá phổ biến và rẻ tiền. Những nơi cây dầu cọ phát triển mạnh cũng chính là những cánh rừng nhiệt đới, nơi sinh sống lý tưởng của trăn.

Bởi vì việc sản xuất dầu cọ thu lời lớn, nên nhiều cánh rừng nhiệt đới ở Indonesia bị san phẳng để nhường chỗ cho hoạt động trồng và thu hoạch dầu cọ.

Điều này đã tạo nên khủng hoảng môi trường ở Indonesia, đảo quốc có tỷ lệ rừng nhiệt đới lớn thứ ba thế giới, sau Brazil và Congo. Do đó, việc thu thập dầu cọ ở Malaysia và Indonesia đã tạo nên hậu quả nặng nề.

Vì sao trăn khổng lồ liên tiếp tấn công người ở Indonesia?
Người đàn ông Indonesia nằm trong bụng chăn khổng lồ hồi tháng ba.

Việc sản xuất dầu cọ đã khiến cánh rừng bị tàn phá, làm gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và khiến nhiều loài sinh vật đứng trước bờ vực tuyệt chủng, các nhà khoa học cho biết.

Nhà khoa học Doug Boucher nhắc đến hậu quả là người dân Indonesia ngày càng đụng độ với trăn nhiều hơn. “Trăn không hề đe dọa con người. Nói cách khác, hành động tàn phá của chúng ta đã khiến con người đụng độ với chúng nhiều hơn”.

Theo ông Boucher, có những khu vực trồng cây dầu cọ không phải là nơi trăn từng sinh sống. Nhưng sự xuất hiện của chuột và các loài gặm nhấm khác cũng thu hút trăn đến khu vực này tìm thức ăn.

“Nếu như người hoảng sợ khi đụng độ với trăn thì chúng cũng bất ngờ không kém. Trăn không ngờ rằng ngày nay nó đi đâu cũng gặp người”, ông Boucher nói.

Kết quả của những cuộc đụng độ này thường hết sức thảm khốc. Nếu không phải con người mất mạng thì đó là trăn hoặc cả hai.

Trong vụ việc mới nhất, con trăn khổng lồ tử chiến với ông Nababan không có cơ hội sống sót.

Trong khi người đàn ông được đưa đến bệnh viện, dân làng tụ tập đông đảo đã đem xác trăn treo giữa hai gốc cây. Nhiều trẻ em thích thú khi nhìn thấy trăn khổng lồ, có em còn ngồi lên giống như đang cưỡi ngựa.

Cuối ngày, dân làng xẻ thịt trăn thành từng mảnh nhỏ và đem chia nhau ăn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhện kim cương nghi tuyệt chủng tái xuất ở Anh

Nhện kim cương nghi tuyệt chủng tái xuất ở Anh

Hai tình nguyện viên thuộc Tổ chức Bảo tồn Di tích lịch sử và Thiên nhiên Quốc gia Anh phát hiện một con nhện kim cương, loài nhện được cho là đã tuyệt chủng nửa thế kỷ trước, tại công viên Clumber.

Đăng ngày: 05/10/2017
Cầy mangut kéo đu xác rắn kịch độc trên cây để ăn thịt

Cầy mangut kéo đu xác rắn kịch độc trên cây để ăn thịt

Video của Bronkhorst cho thấy con rắn mắc vào cành cây với phần đầu treo ngược xuống đất. Cầy mangut nhiều lần liên tục ngoạm cổ kéo rắn xuống, khiến đầu rắn chảy máu.

Đăng ngày: 04/10/2017
Những loài sinh sản vội vã nhất trong thế giới động vật

Những loài sinh sản vội vã nhất trong thế giới động vật

Nhiều loài vật có khả năng mang thai và sinh con để duy trì nòi giống chỉ một thời gian ngắn sau khi ra đời.

Đăng ngày: 04/10/2017
Học cách loài chim lợn để cải thiện thính giác của người

Học cách loài chim lợn để cải thiện thính giác của người

Theo The Daily Mail , các nhà khoa học ở Đại học Oldenburg, Đức, đã có phát hiện đáng kinh ngạc: Họ nhận thấy chim lợn không bị mất thính giác khi chúng già đi.

Đăng ngày: 04/10/2017
Cá vàng to bằng chiếc đĩa gây họa cho thành phố Canada

Cá vàng to bằng chiếc đĩa gây họa cho thành phố Canada

Những con cá vàng to bằng chiếc đĩa đang gây ra thảm họa sinh thái ở thành phố St Albert, Alberta, Canada, IFL Science hôm 2/10 đưa tin.

Đăng ngày: 03/10/2017
4 sinh vật có thể trở về được từ cõi chết trong niềm hân hoan của khoa học

4 sinh vật có thể trở về được từ cõi chết trong niềm hân hoan của khoa học

Sinh tử là một thứ gần như nằm ngoài tầm với của con người. Cũng vì vậy, chúng ta không có cách nào phục hồi lại những loài vật đã

Đăng ngày: 02/10/2017
Báo xuống sông, cắn chết cá sấu

Báo xuống sông, cắn chết cá sấu "khủng" rồi lôi lên bờ

Cuộc chiến không cân sức kéo dài 20 phút giữa cá sấu nước ngọt và báo gấm đã kết thúc sau 20 phút quyết liệt.

Đăng ngày: 01/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News