Vì sao trên vỏ quả táo hay lê hay xuất hiện những chấm nhỏ li ti?

Chắc chắn cái gì cũng có lý do của nó rồi, nhưng vì sao trên các loại quả này lại có những chấm nhỏ li ti nhỉ, chúng có gây hại gì cho ta không?

Lê, táo là những loại trái cây quen thuộc và ưa thích của nhiều người. Thế nên ai cũng ăn loại quả này nhiều lần và hẳn sẽ để ý thấy rằng, trên vỏ các loại trái cây này thường có chấm nhỏ li ti màu trắng, nâu - có kích cỡ khoảng 1 - 2mm.

Nhưng những chấm nhỏ li ti này có tác dụng gì nhỉ? Mà sao chúng cứ tồn tại trên quả đó hoài thế?

Thực ra, những chiếc chấm đó là các lỗ vỏ (lenticel) và chúng có vai trò quan trọng đối với các loài thực vật.

Giống như động vật, các loài thực vật cũng cần trao đổi khí liên tục.

Những bộ phận của cây như hoa, lá, quả và cả vỏ cây cũng đều cần hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí oxy.

Vì sao trên vỏ quả táo hay lê hay xuất hiện những chấm nhỏ li ti?
Chấm nhỏ li ti trên vỏ táo.

Nhưng khác với con người và các loài động vật, cây cối thì không có mũi - thế nên chúng cần trang bị cho mình những lỗ trên vỏ để có thể hít thở.

Và thế là, những chấm nhỏ li li trên khắp bề mặt lá, vỏ cây, củ quả... sẽ thực thi nhiệm vụ này. Đây được coi là lối dẫn để các loại thực vật hút khí CO2 vào và nhả khí oxy.

Những lỗ vỏ - lenticel - có thể xuất hiện ở nhiều loại trái cây, nhưng dễ thấy nhất là táo và lê.

Vì sao trên vỏ quả táo hay lê hay xuất hiện những chấm nhỏ li ti?
Cây đào là 1 trong những loại cây khiến bạn dễ nhận ra các lỗ vỏ (lenticel) nhất.

Dựa vào những lỗ vỏ này mà nhiều người sẽ nhận biết được rằng, đâu là thời điểm thu hoạch quả cây đã chín.

Tuy nhiên, do có cấu tạo đơn giản nên các lỗ vỏ thường bị nhiễm khuẩn,; mầm bệnh, nấm dễ tấn công vào lỗ vỏ này và gây hại cho quả.

Thế nên, đôi lúc bạn sẽ thấy các quả táo, lê thường bị thối vỏ, xuất hiện những đốm đen trên bề mặt, từ đó lan dần rộng ra. Đó là chúng đã bị nhiễm chứng "thối lỗ vỏ" (lenticels breakdown) rồi đó.

Vì sao trên vỏ quả táo hay lê hay xuất hiện những chấm nhỏ li ti?
Quả và cả vỏ cây cũng đều cần hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí oxy.

Theo các chuyên gia, chứng bệnh này xảy ra sau khi táo, lê được thu hoạch và đóng gói kín. Mặc dù đôi khi những đốm trên táo, lê này không gây ảnh hưởng đến chất lượng quả bên trong nhưng nó lại khiến cho thẩm mĩ của quả đó bị xuống cấp trầm trọng.

Và kết quả là, không ít trái cây táo, lê... bị "bơ" khi mang trên mình những đốm đen xấu xí trên bề mặt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News