Vì sao vàng và bạch kim tập trung ở lớp phủ của Trái đất?

Những kim loại quý như vàng và bạch kim có thể tích tụ ở lớp phủ của Trái đất do bị giữ lại bởi một khu vực có đặc điểm động lực học đặc biệt.


Mô phỏng một tiểu hành tinh đâm vào tiền Trái đất. (Ảnh: Simone Marchi).

Các nhà khoa học ở Đại học Yale và Viện nghiên cứu Southwest (SRI) phát hiện một số thông tin mới về sự phân bố của vàng, bạch kim và nhiều kim loại quý khác. Trong nghiên cứu công bố hôm 9/10 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, Jun Korenaga, giáo sư khoa học Trái đất và hành tinh ở Đại học Yale và Simone Marchi ở SRI tại Boulder, Colorado nêu giả thuyết lý giải quá trình vàng tập trung ở những túi nông bên trong lớp phủ của Trái đất thay vì chìm sâu trong lõi. Giả thuyết này cũng cung cấp thêm hiểu biết về sự hình thành của hành tinh trong vũ trụ, theo Phys.org.

Giới nghiên cứu biết va chạm dữ dội giữa những vật thể lớn trong không gian và vận động ở khu vực tan chảy một phần của lớp phủ Trái đất thúc đẩy kim loại quý tích tụ gần bề mặt hành tinh hơn dự đoán. Nghiên cứu gần đây từ các nhà khoa học trên khắp thế giới chỉ ra kim loại như vàng và bạch kim đến Trái đất cách đây hàng tỷ năm sau khi tiền Trái đất thuở sơ khai va chạm với thiên thể lớn cỡ Mặt trăng trong không gian, để lại những quặng vật chất trong lòng đất. Nhưng quá trình hấp thụ đó vẫn là một bí ẩn.

Không chỉ có giá trị cao do độ khan hiếm, vẻ đẹp thẩm mỹ và ứng dụng trong các sản phẩm công nghệ cao, vàng và bạch kim được biết đến như nguyên tố ưa sắt. Chúng bị hút bởi sắt đến mức giới nghiên cứu dự đoán có thể thu thập gần như toàn bộ vàng và bạch kim trong lõi kim loại của Trái đất do chúng sáp nhập trực tiếp vào lõi kim loại hoặc chìm nhanh từ lớp phủ xuống lõi. Do suy luận như vậy, họ không kỳ vọng có thể thu thập vàng hoặc bạch kim ở gần bề mặt Trái đất nhưng thực tế ngược lại.

Giả thuyết của Korenaga và Marchi xoay quanh một khu vực chuyển tiếp mỏng của lớp phủ, nơi một phần lớp phủ tan chảy và phần ở sâu hơn vẫn ở dạng rắn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy khu vực chuyển tiếp này có đặc điểm động lực học kỳ lạ có thể lưu giữ hiệu quả những thành phần kim loại chìm xuống và chậm rãi chuyển chúng đến phần còn lại của lớp phủ.

Theo giả thuyết mới, quá trình vẫn đang tiếp diễn. Theo nhóm nghiên cứu, khu vực chuyển tiếp hầu như luôn hình thành khi một vật va chạm lớn đâm vào Trái đất thuở sơ khai. Giải thuyết mới không chỉ lý giải mặt bí ẩn trong quá trình tiến hóa địa hóa học và địa vật lý của Trái đất mà còn nêu bật độ rộng của khung thời gian hình thành hành tinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tại sao bình ga lại phát nổ?

Tại sao bình ga lại phát nổ?

Bản chất khí ga khi bị rò rỉ không gây ra cháy nổ tuy nhiên khi rò rỉ khí ga gặp nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện phát ra từ các vật dụng như: bật bóng đèn, hộp quẹt... gây ra nguyên cơ cháy nổ cao.

Đăng ngày: 20/04/2025
Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Người phi công từng thực hiện rất nhiều chuyến bay lớn này khẳng định rằng để đèn tối mờ là quy trình để đảm bảo sự an toàn cho bản thân bạn chứ không chỉ là vấn đề tối/sáng.

Đăng ngày: 20/04/2025
Vì sao người nông dân trồng dưa hấu là đặt hòn đá lên trên mình quả dưa?

Vì sao người nông dân trồng dưa hấu là đặt hòn đá lên trên mình quả dưa?

5 lý giải khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí cả chuyên gia nông nghiệp cũng phải gật gù tán thưởng

Đăng ngày: 18/04/2025
Vì sao Lạc Sơn Đại Phật có thể an tọa yên bình suốt hơn 1.300 năm mà không bị sụp đổ?

Vì sao Lạc Sơn Đại Phật có thể an tọa yên bình suốt hơn 1.300 năm mà không bị sụp đổ?

Đại Phật Lạc Sơn là kỳ quan kiến trúc nhân loại. Thắng địa du lịch nổi tiếng này mỗi năm thu hút không dưới 2,5 triệu du khách đến chiêm ngưỡng.

Đăng ngày: 18/04/2025
Vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong của loài người?

Vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong của loài người?

Nhà bác học Albert Einstein đã từng khẳng định: Nếu loài ong tuyệt chủng, có thể nhân loại chỉ tồn tại được thêm bốn năm nữa mà thôi! Vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong của loài người tới mức ấy?

Đăng ngày: 17/04/2025
Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News