Video hiếm có về cơ chế tự vệ của cá nhà táng lùn: "Ném bom mực" khi lâm nguy

Đây có lẽ là lần đầu tiên ta chứng kiến "chiêu trò" này ở khoảng cách gần đến vậy.

Tại Cape Town, Nam Phi, người ta quay lại được cảnh tượng chưa từng thấy: trong nỗ lực bơi thoát con hải cẩu đang đói, con cá nhà táng lùn (dwarf sperm whale, tên khoa học là Kogia sima) đã phun mực đỏ cả một khoảng nước. Cứ tưởng đây là tuyệt chiêu nhà mực, nhưng hóa ra còn một loài khác sở hữu loại “bom khói đánh lạc hướng” đặc biệt này.

Hành vi "thải mực" này đã từng được khoa học ghi lại”, nhà nghiên cứu âm học cá voi Karrlina Merkens nói với ScienceAlert. “Nhưng việc quan sát được là rất hiếm, và nhiều khả năng đây là lần đầu tiên việc này xuất hiện ở chỗ nước nông”.

Video hiếm có về cơ chế tự vệ của cá nhà táng lùn:  Ném bom mực khi lâm nguy
Cá nhà táng lùn là sinh vật rất nhát.

Cá nhà táng lùn là sinh vật rất nhát, thường xuyên trốn kỹ nơi biển sâu. Chúng dành rất ít thời gian bơi gần mặt nước và gần như không bao giờ dám lại gần tàu thuyền. Vì lẽ đó, các nhà nghiên cứu không có nhiều dữ liệu về loài cá nhà táng kích cỡ tương đương cá heo, chỉ biết rằng chúng sở hữu “chiến thuật giống mực” khi bị kẻ thù truy đuổi.

Khi cá nhà táng lùn gặp nguy, chúng sẽ tuôn ra khoảng hơn 11 lít dung dịch nâu đỏ rất đặc, tới từ một bao nhỏ nằm trong ruột cá. Tuy nhiên, video kết thúc không có hậu: các trang tin địa phương thông báo rằng con cá nhà táng đã bị thương nặng và rất yếu khi đơn vị giải cứu động vật địa phương tới nơi, và họ quyết định chấm dứt đời con cá bằng phương pháp an tử.


Cá nhà táng lùn cố gắng trốn chạy hải cẩu, thải ra mực nâu đỏ để đánh lạc hướng.

Một số người nhận thấy con cá voi lạc lối bởi khu vực nước nông đã ngăn khả năng định vị bằng sóng âm hoạt động, nhưng chuyên gia Merkens có suy nghĩ khác. Cô cho rằng những tiếng vang dội lại từ các khiến con cá nhà táng lùn bối rối, bởi lẽ nhiều khả năng chúng chưa từng nghe thấy những tiếng vang kỳ lạ này; cả đời trốn dưới biển sâu, được ngày hiếm hoi tiếp xúc với thế giới con người rồi lại còn bị thú dữ đuổi, hoảng loạn là điều khó tránh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học phát hiện hai loài cá mập lưỡi cưa mới

Các nhà khoa học phát hiện hai loài cá mập lưỡi cưa mới

Các nhà khoa học đã tìm thấy hai loài cá mập hiếm với chiếc mũi lưỡi cưa tại vùng biển Ấn Độ Dương.

Đăng ngày: 20/03/2020
Loài ăn nhựa ở rãnh đại dương sâu nhất thế giới

Loài ăn nhựa ở rãnh đại dương sâu nhất thế giới

Các nhà khoa học phát hiện một loài động vật biển mới ở rãnh Mariana tại Thái Bình Dương có chứa rác thải nhựa trong cơ thể.

Đăng ngày: 10/03/2020
Cú hắt hơi kéo dài một giờ hiếm thấy của bọt biển

Cú hắt hơi kéo dài một giờ hiếm thấy của bọt biển

Các nhà khoa học Mỹ ghi lại cảnh tượng bọt biển hắt hơi, hành vi hiếm thấy của động vật sống ở đáy biển sâu.

Đăng ngày: 05/03/2020
Phát hiện

Phát hiện "vườn san hô" dưới hẻm núi ngầm

Các nhà thám hiểm thuộc Đại học Tây Australia tìm thấy một hệ sinh thái san hô chưa từng được biết đến dưới hẻm núi Bremer sâu hơn 4.000 m.

Đăng ngày: 03/03/2020
Nắng nóng

Nắng nóng "luộc chín" hàng trăm ngàn con trai, vẹm ven biển

Nóng bức khủng khiến hàng trăm ngàn con trai, vẹm trên một bãi biển ở đảo Bắc của New Zealand bị "nấu chín".

Đăng ngày: 19/02/2020
Cá nạng hải màu hồng

Cá nạng hải màu hồng "có một không hai"

Các chuyên gia suy đoán con cá nạng hải dài 3,4 mét có thể mắc đột biến gene hiếm gặp khiến toàn thân nó có màu hồng rực rỡ.

Đăng ngày: 18/02/2020
Xôn xao sinh vật biển kỳ lạ bị bắt ở New York

Xôn xao sinh vật biển kỳ lạ bị bắt ở New York

Những người dân ở thành phố New York đang hoang mang trước một sinh vật biển gần đây bị ngư dân đánh bắt ngoài khơi đảo Coney có hình dáng vô cùng kì lạ.

Đăng ngày: 05/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News