Video: Sinh vật tạo ra dòng chảy mạnh dưới đại dương
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Stanford phát hiện sinh vật biển nhỏ bé có thể gây ra tác động lớn khi bơi thành đàn hàng tỷ con.
Các chuyên gia cho rằng, gió và dòng chảy thủy triều là lý do chính dẫn đến sự hòa trộn của nước biển.
Nhóm nghiên cứu đến từ đại học Stanford phát hiện, động vật phù du cũng có thể tạo ra tác động này.
Sinh vật như tôm Krill hay tôm ngâm nước mặn bơi hàng trăm mét lên mặt nước theo đàn hàng tỷ con. Đàn động vật khổng lồ này có thể tạo ra dòng chảy mạnh dưới biển.
Động vật phù du từng được cho là chỉ tác động đến nước trong phạm vi tương đương kích thước cơ thể. Nhưng tôm Krill trong bể này cho thấy, cả đàn có thể tạo ra dòng chuyển động mạnh.
Nhóm nhà khoa học hi vọng tiến hành nghiên cứu dưới biển và hiểu hơn cách động vật ảnh hưởng khí hậu trên mặt đất.