Viễn cảnh Mặt Trời nuốt chửng Trái đất sau 5 tỷ năm

Các nhà khoa học dự đoán viễn cảnh khi Mặt Trời phình to thành sao khổng lồ đỏ nhờ hình ảnh mới từ kính viễn vọng.

Các nhà thiên văn học thu được những hình ảnh mới của một sao đỏ khổng lồ từng có khối lượng giống Mặt Trời nhờ kính thiên văn Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA) ở Chile, qua đó hiểu thêm về những gì xảy ra với hệ Mặt trời trong tương lai, Business Insider hôm qua đưa tin.

Viễn cảnh Mặt Trời nuốt chửng Trái đất sau 5 tỷ năm
Quỹ đạo của Trái Đất và một số hành tinh khác quanh Mặt Trời. (Ảnh: Business Insider).

5 tỷ năm nữa, Mặt trời sẽ phình to và biến thành một sao đỏ khổng lồ, nuốt chửng hầu hết những hành tinh nằm phía trong của hệ. Các hành tinh và mặt trăng nằm ngoài cũng sẽ chịu tác động mạnh từ quá trình này.

Những hình ảnh mới từ kính viễn vọng cho thấy một ngôi sao đỏ khác từng có khối lượng ban đầu giống Mặt Trời nhưng giờ đã phình to khi bước sang nửa sau của vòng đời.

Ngôi sao đỏ này có tên W Hydrae, cách Trái đất 320 triệu năm ánh sáng, thuộc chòm sao Trường Xà. Bán kính của nó giờ lớn gấp đôi khoảng cách hiện nay giữa Trái đất và Mặt trời. Đó cũng là điều có thể xảy ra với Mặt trời trong tương lai xa.

Những ngôi sao như vậy sẽ phình to khi "về già", mất khối lượng do gió sao tác động và nguội đi khoảng 50%. Điều này nghĩa là nếu một hành tinh trong hệ Mặt trời không bị nuốt chửng, nó cũng sẽ trở thành một vùng đất cằn cỗi cực kỳ lạnh lẽo và nhiễm bức xạ.

Viễn cảnh Mặt Trời nuốt chửng Trái đất sau 5 tỷ năm
Sao W Hydrae trong vũ trụ. (Ảnh: Business Insider).

Sao đỏ khổng lồ cũng giải phóng rất nhiều nguyên tố vào vũ trụ. Chúng sau đó có thể tập hợp lại nhờ quá trình tập trung khí và năng lượng để hình thành những ngôi sao mới. Sao khổng lồ đỏ còn giải phóng các vật liệu có thể thiết yếu để tạo nên điều kiện phù hợp cho sự sống ở các hành tinh và mặt trăng khác.

Ngoài việc tìm hiểu thêm về sự diệt vong của Trái đất khi Mặt trời sắp "chết", các nhà khoa học còn nghiên cứu sao đỏ để biết được vai trò của chúng trong việc hình thành các ngôi sao hay hệ hành tinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA mời gọi đặt tên cho tiểu hành tinh tàu New Horizons sẽ ghé vào năm 2019

NASA mời gọi đặt tên cho tiểu hành tinh tàu New Horizons sẽ ghé vào năm 2019

Tàu vũ trụ New Horizons của NASA đã đến Sao Diêm Vương vào năm 2015, sẽ tiếp tục cuộc hành trình của mình đến 2014 MU 69 vào đầu năm 2019.

Đăng ngày: 13/11/2017
Lý giải mới về nguồn gốc của vật chất tối

Lý giải mới về nguồn gốc của vật chất tối

Các nhà khoa học tại Đại học Johannes Gutenberg Mainz (JGU), Đức, đề xuất một lý thuyết mới về sự hình thành của vật chất tối ngay sau khi vũ trụ ra đời.

Đăng ngày: 13/11/2017
Sửng sốt phát hiện về các vòi phun lỗ đen

Sửng sốt phát hiện về các vòi phun lỗ đen

Thêm phát hiện bất ngờ liên quan tới các vòi phun lỗ đen xuất hiện trong không gian.

Đăng ngày: 13/11/2017
Nếu bạn là người yêu thiên văn thì đừng bỏ qua 5 trang web này của NASA

Nếu bạn là người yêu thiên văn thì đừng bỏ qua 5 trang web này của NASA

Những người có sự quan tâm đặc biệt tới những nghiên cứu khoa học này có lẽ không nên bỏ qua năm trang web thú vị dưới đây theo gợi ý của MakeUseOf.

Đăng ngày: 13/11/2017
Khả năng va trúng người của trạm vũ trụ Trung Quốc đang rơi

Khả năng va trúng người của trạm vũ trụ Trung Quốc đang rơi

Dựa vào những tính toán chi tiết, các nhà khoa học cho rằng nguy cơ trạm Thiên Cung 1 rơi xuống gây thương tích cho con người rất nhỏ.

Đăng ngày: 11/11/2017
Đón xem mưa sao băng Leonids vào rạng sáng ngày 18/11

Đón xem mưa sao băng Leonids vào rạng sáng ngày 18/11

Trận mưa sao băng với nhiều sao băng tương đối sáng có tên là Leonids (Sư tử) sẽ đạt cực đại vào đêm 17, rạng 18/11 tới.

Đăng ngày: 11/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News