Viễn vọng kính băng nghiên cứu vật chất tối

Giới khoa học đang sử dụng viễn vọng kính lớn nhất thế giới, được chôn sâu dưới Nam Cực, trong nỗ lực khám phá bí ẩn lâu nay về những phân tử cực nhỏ như neutrino, với hy vọng tìm hiểu được cách thức vũ trụ tượng hình.

Kính viễn vọng lớn nhất thế giới, được gọi là IceCube, phải mất 10 năm mới xây dựng xong. Nó nằm ở độ sâu 2.400m bên dưới thềm băng Nam Cực.

Với kích thước 1km3, IceCube phải lớn hơn tòa nhà Empire State, Tháp Chicago Sears và Trung tâm Tài chính Thế giới ở Thượng Hải gộp lại.

Viễn vọng kính băng nghiên cứu vật chất tối

Bên trên IceCube ở Nam Cực chuyển động nhanh gần bằng vận tốc ánh sáng, kính viễn vọng trên thu hút sự chú ý của vô số chuyên gia, nhất là trong bối cảnh giới khoa học xôn xao với sự phát hiện hạt Higgs, phân tử nền tảng của vũ trụ.

“Bạn giơ một ngón tay lên và hàng trăm tỉ hạt neutrino chạy xuyên qua nó mỗi giây từ mặt trời”, Reuters dẫn lời Jenni Adams, nhà vật lý học thuộc Đại học Canterbury (New Zealand), đang làm việc tại IceCube.

Trên thực tế, IceCube là một chuỗi các thiết bị phát hiện ánh sáng được chôn sâu trong lớp băng dày nhờ vào quá trình khoan bằng nước nóng.

Khi các neutrino tương tác với băng, chúng tạo ra các hạt điện tích trước khi ánh sáng hình thành.

Lớp băng đóng vai trò như một cái lưới cô lập hạt neutrino, giúp chúng dễ được quan sát hơn. Băng cũng đồng thời bảo vệ kính viễn vọng trước các tác động bức xạ có hại.

“Nếu một vụ nổ sao băng xảy ra trong dải Ngân hà, chúng ta có thể phát hiện được hàng trăm neutrino nhờ vào IceCube”, chuyên gia Adams phát biểu trước đông đảo báo giới tại Hội nghị Quốc tế về Vật lý Năng lượng tại Melbourne (Úc).

Trước khi IceCube được hoàn tất vào năm 2010, các nhà khoa học chỉ mới quan sát được 14 neutrino.

Giới chuyên gia hy vọng nếu lần theo dấu vết về cội nguồn của hạt neutrino, con người sẽ nắm trong tay những manh mối quan trọng để biết được chuyện gì đã xảy ra trong vũ trụ, đặc biệt ở những phần vô hình như vật chất tối.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News