Việt Nam chuẩn bị chiêm ngưỡng 2 hiện tượng hiếm gặp: Nguyệt thực nửa tối và nhật thực hình khuyên
Trong tháng 6 này, người yêu thiên văn có cơ hội được chứng kiến hiện tượng nguyệt thực nửa tối khiến Mặt trăng chuyển màu đỏ nhạt và hiện tượng nhật thực hình khuyên rất hiếm gặp.
Đêm thứ sáu, rạng sáng thứ bảy tuần này (6/6) sẽ diễn ra hiện tượng nguyệt thực nửa tối khi Mặt trăng đi qua vùng tối một phần của bóng Trái đất, hay còn gọi là vùng nửa tối, khiến nó tối đi và chuyển màu đỏ nhạt.
Hiện tượng nguyệt thực nửa tối lần này sẽ quan sát được ở châu Âu, châu Phi, châu Á, châu Úc và Ấn Độ Dương, trong đó có Việt Nam. Nguyệt thực nửa tối bắt đầu từ 00h45’ rạng sáng 6/6, đạt cực đại lúc 2h24’ và kết thúc lúc 4h04’.
Lần nguyệt thực nửa tối này trùng với kỳ trăng tròn có tên Trăng Dâu tây (do các bộ lạc ở châu Mỹ đặt) vì nó báo hiệu khoảng thời gian thu hoạch hoa quả chín và cũng trùng với đỉnh điểm mùa thu hoạch dâu tây. Lần trăng này cũng được biết đến là Trăng Hoa hồng (Full Rose Moon) và Trăng Mật ong (Full Honey Moon).
Khu vực Hà Nội có thể quan sát nhật thực một phần từ 13h16’-16h18’.
Đến ngày 21/6, người thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhật thực hình khuyên, xảy ra khi Mặt trăng ở quá xa Trái đất nên không thể hoàn toàn che kín Mặt trời. Điều này dẫn tới sự xuất hiện của một vòng tròn ánh sáng bao xung quanh Mặt trăng giống như hình khuyên.
Đường đi của nhật thực hình khuyên lần này sẽ bắt đầu ở vùng Trung Phi, di chuyển qua Saudi Arabia, Bắc Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc và kết thúc ở Thái Bình Dương. Pha một phần có thể quan sát được ở phía Đông châu Phi, Trung Đông và phía Nam châu Á, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, khu vực Hà Nội có thể quan sát nhật thực một phần từ 13h16’-16h18’; tại TPHCM có thể quan sát từ 13h37’-16h18’; tại Đà Nẵng có thể quan sát từ 13h30’ đến 16h22’.
Lưu ý, nhật thực một phần không thể quan sát bằng mắt thường mà phải sử dụng kính lọc chuyên dụng.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.
