Việt Nam có tạp chí khoa học đạt chuẩn ISI và Scopus
Trải qua nhiều quy trình phản biện, tạp chí của Đại học Quốc gia Hà Nội được chấp nhận vào cơ sở dữ liệu ISI và Scopus.
Tạp chí Vật liệu và Linh kiện tiên tiến (JSAMD) được xuất bản một năm 4 kỳ, với hội đồng biên tập gồm 31 nhà khoa học, trong đó có 23 người nước ngoài. Tổng biên tập là GS Nguyễn Hữu Đức, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
PGS Phan Mạnh Hưởng, cựu sinh viên của trường, hiện giảng dạy Đại học South Florida (Mỹ) tham gia điều hành. Anh công bố hơn 200 bài báo ISI với 3.978 lần trích dẫn. Năm 2017, anh được trao giải thưởng nghiên cứu xuất sắc của Đại học South Florida.
Trang bìa tạp chí JSAMD.
JSAMD có chức năng công bố công trình nghiên cứu liên quan đến vật liệu sinh học, vật liệu xanh, nano và composite, vật liệu năng lượng, siêu vật liệu biến hóa, các vật liệu thông minh, bán dẫn, siêu dẫn, linh kiện và ứng dụng.
Theo thông tin đăng tải trên website của trường, JSAMD xuất bản số đầu tiên vào tháng 3/2016 với 130 công trình nghiên cứu. Tháng 2/2017, sau 4 số xuất bản, theo quy định điều kiện của Web of Science (ISI), JSAMD lần đầu tiên đăng ký xét chọn và tháng 7/2017 được chấp nhận vào hệ thống nhóm tạp chí mới nổi của ISI.
Theo Web of Science, 130 bài được JSAMD công bố trong năm 2016 và 2017 đã có 220 lần trích dẫn, mỗi bài báo có tỷ lệ trích dẫn trung bình là 1,71.
Đến tháng 1/2018, Ban biên tập đăng ký tham gia nhập hệ thống Scopus. Trải qua 3 tháng thực hiện quy trình phản biện, ngày 11/4/2018, JSAMD được SCOPUS chấp nhận vào hệ thống cơ sở dữ liệu chung.
PGS Phan Mạnh Hưởng, cựu sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, tham gia điều hành tạp chí. (Ảnh: vnu.edu).
ISI và Scopus là hai hệ thống mà giới khoa học phấn đấu đăng tải công trình nghiên cứu, bởi chúng bao gồm các tạp chí uy tín với hệ thống bình duyệt khó khăn.
Viện Thông tin khoa học ISI (Institute for Scientific Information) được thành lập bởi nhà khoa học Mỹ - Eugene Garfield vào năm 1960, sau đó sát nhập vào tập đoàn Thomson Reuters. Với hơn 10.000 tạp chí khoa học, ISI sẽ đánh giá, xếp hạng theo lĩnh vực.
Scopus là hệ thống dữ liệu khoa học với hơn 20.000 tạp chí chuyên ngành trong các ngành khoa học kỹ thuật, y tế và xã hội, trong đó lĩnh vực xã hội là chủ yếu.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng
Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.
