Việt Nam đăng cai hội nghị khoa học nữ châu Á - Thái Bình Dương
Gần 300 nhà khoa học nữ đến từ 16 nước, vùng lãnh thổ sẽ đến Việt Nam bàn về dinh dưỡng, bình đẳng giới trong nghiên cứu thời 4.0.
Chiều 15/10, Hội Nữ tri thức Việt Nam đã công bố về nội dung Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học nữ Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (INWES - APNN) sẽ diễn tại Hà Nội trong 3 ngày (từ 18 - 20/10).
Với chủ đề “Nữ khoa học vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên số”, hội nghị thu hút sự tham dự của 300 đại biểu là các nữ khoa học, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy đến từ quốc tế và các viện, trường trong nước.
Nhà khoa học nữ ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong các nghiên cứu khoa học. (Ảnh: Loan Lê).
Theo Ban tổ chức, hội nghị lần này Việt Nam đã có sáng kiến đưa ra các vấn đề lớn đang được toàn cầu quan tâm là: Giới và bình đẳng giới trong khoa học và công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.
Các vấn đề này cũng được tổ chức thành hội thảo chuyên đề để các nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng chia sẻ những kết quả đã nghiên cứu cũng như khả năng hợp tác giải quyết những khó khăn mỗi quốc gia đang gặp phải.
Đây cũng là dịp để các thành viên Mạng lưới các nhà khoa học nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức trong năm qua, đưa ra những kiến nghị nhằm tăng cường hợp tác giữa các thành viên trong thời gian tới.
Đại diện Hội nữ tri thức Việt Nam công bố chương trình hội nghị. (Ảnh: BN).
Hội nghị dự kiến sẽ thông qua Tuyên bố Hà Nội, đề cập đến những quan ngại mà các nước thành viên sẽ phải đối mặt trong thời gian tới và đề xuất hợp tác khu vực trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chia sẻ thông tin, đào tạo, hỗ trợ phụ nữ vươn lên các vị trí lãnh đạo.
Tuyên bố chung cũng sẽ ghi nhận tầm quan trọng các nữ khoa học đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững của các nền kinh tế trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và sự cần thiết của việc thu hẹp khoảng cách giới trong khoa học và công nghệ.
Mạng lưới các nhà khoa học nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương được thành lập năm 2011, với số hội viên hiện nay là 250.000 người. Mạng lưới hiện có 13 thành viên thuộc 13 nước và vùng lãnh thổ là Australia, Bangladesh, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mông Cổ, Nepal, New Zealand, Pakistan, Sri Lanka, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam.
Tham gia Mạng lưới các thành viên có cơ hội hợp tác nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi các vấn đề chung, các dự án và các sáng kiến nhằm phục vụ cho sự phát triển của từng thành viên.
Chương trình hội nghị:
- Ngày 18/10: Phiên khai mạc
- Ngày 19/10: Tổ chức ba hội thảo chuyên đề với các chủ đề "Giới và bình đẳng giới trong khoa học và công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0"; "Giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu"; "Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm" với các diễn là là các nhà khoa học uy tín trong từng lĩnh vực.
- Ngày 20/10: Các đại biểu thăm Tràng An (Ninh Bình) - Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.
