Việt Nam phóng vệ tinh Micro Dragon vào cuối năm 2018

Vệ tinh Micro Dragon đã chế tạo thành công, đang chờ cơ quan chức năng của Nhật Bản cấp giấy phép an toàn để chuẩn bị phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay.

Micro Dragon là vệ tinh quan sát Trái đất, có trọng lượng 50kg, kích thước 50 x 50 x 50cm. Sau khi phóng lên vũ trụ, Micro Dragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Đồng thời, phát hiện độ bao phủ của mây, tính chất của sol khí để phục vụ cho việc hiệu chỉnh khí quyển. Vệ tinh Micro Dragon cũng sẽ thu các tín hiệu cảm biến trên mặt đất sau đó chuyển các dữ liệu này một cách nhanh chóng tới các địa điểm cách xa nhau trên Trái đất.

Việt Nam phóng vệ tinh Micro Dragon vào cuối năm 2018
Dự án vệ tinh của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Micro Dragon được chế tạo bởi 36 kỹ sư người Việt, thuộc Trung tâm Vũ Trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là đội ngũ kỹ sư theo học ngành công nghệ vũ trụ tại Nhật Bản. Bắt tay vào chế tạo năm 2013, năm 2017, Micro Dragon hoàn thành và thử nghiệm thành công.

“Cơ quan chức năng Nhật Bản đang xem xét để cấp giấy phép an toàn cho vệ tinh Micro Dragon. Sau khi được cấp phép, tên lửa Epsilon (Nhật Bản) do công ty IHI Aerospace chế tạo sẽ mang theo vệ tinh Micro Dragon của Việt Nam lên quỹ đạo”, PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết.

Micro Dragon là bước tiếp theo trong quá trình từng bước nắm bắt và làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh của Việt Nam. Trước đó, các kỹ sư của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ Pico Dragon (có kích thước 10 x 10 x 11,35cm, khối lượng 1kg). Vệ tinh này được phóng lên quỹ đạo vào tháng 11/2013 và hoạt động thành công trên vũ trụ. Sau Micro Dragon, theo lộ trình, Việt Nam sẽ tiến tới chế tạo vệ tinh LOTUSat-1 và LOTUSat-2, hai vệ tinh theo công nghệ radar tiên tiến với khối lượng khoảng 600kg, gần 12 lần Micro Dragon, kích thước là 1,5m x 1,5m x 3m, tồn tại trên vũ trụ 5 năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Phát hiện hành tinh bí ẩn rất nóng, kim loại dày đặc như sao Thủy

Phát hiện hành tinh bí ẩn rất nóng, kim loại dày đặc như sao Thủy

Hành tinh bí ẩn được phát hiện bởi một nhóm các nhà thiên văn học toàn cầu bao gồm Đại học Warwick.

Đăng ngày: 07/04/2018
Dải Ngân hà đang mở rộng nhanh hơn tốc độ âm thanh

Dải Ngân hà đang mở rộng nhanh hơn tốc độ âm thanh

Nghiên cứu mới chỉ ra dải Ngân hà đang mở rộng với những ngôi sao mới được sinh ra, Space hôm 4/4 đưa tin.

Đăng ngày: 06/04/2018
NASA gửi… tinh trùng lên trạm không gian ISS

NASA gửi… tinh trùng lên trạm không gian ISS

Các mẫu tinh trùng người và bò vừa theo tàu vũ trụ SpaceX Dragon của NASA đến trạm không gian ISS trong chuyến hàng tiếp tế mới nhất.

Đăng ngày: 06/04/2018
Phi công Mỹ kể về cuộc đụng độ UFO trên sa mạc

Phi công Mỹ kể về cuộc đụng độ UFO trên sa mạc

Cựu phi công Mỹ tiết lộ chi tiết cuộc chạm trán vật thể phát sáng có tốc độ cao hơn nhiều so với máy bay chở khách hồi tháng 2.

Đăng ngày: 06/04/2018
Trung tâm dải Ngân hà có thể chứa hàng nghìn hố đen

Trung tâm dải Ngân hà có thể chứa hàng nghìn hố đen

Các nhà khoa học tại Đại học Colombia, Mỹ phát hiện 12 hố đen ở trung tâm của dải Ngân hà, hay thiên hà Milky Way, AFP hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 05/04/2018
Thiên tài Stephen Hawking đã nói gì trong bài phỏng vấn cuối cùng với BBC?

Thiên tài Stephen Hawking đã nói gì trong bài phỏng vấn cuối cùng với BBC?

Vào tháng Mười năm ngoái, đã có một thông báo rất thú vị rằng: lần đầu tiên các nhà nghiên cứu chụp được ảnh hai ngôi sao neutron va chạm vào nhau.

Đăng ngày: 05/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News