Việt Nam sắp đón mưa sao băng Perseids vào cuối tuần này

Người Việt sẽ có cơ hội xem mưa sao băng đạt cực điểm vào rạng sáng 13/8, với khoảng 100 vệt mỗi giờ.

Vệt sao băng trên đỉnh núi Goser Feldberg, khu vực Tannus, gần Schmitten, Đức. (Ảnh: EPA).

Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam, thời điểm tốt nhất để thấy mưa sao băng Perseids vào rạng sáng các ngày 12, 13 và 14/8, nhưng lý tưởng nhất là rạng sáng 13/8.

Lúc này, bầu trời không bị ánh trăng cản trở, tạo điều kiện cho việc chiêm ngưỡng hiện tượng trên. Nếu góc nhìn và thời tiết lý tưởng thì người xem có thể thấy 100 vệt sao băng mỗi giờ.

Chuyên gia thiên văn khuyên, để theo dõi hiện tượng này, sau 1h sáng, mọi người hãy nhìn về bầu trời phía đông bắc và tìm chòm sao Perseus - tâm điểm của trận mưa sao băng. Người xem không cần dùng ống nhòm hay kính thiên văn mà có thể nhìn bằng mắt thường.

Mưa sao băng Perseids diễn ra vào tháng 8 hàng năm. Các sao băng của nó là mảnh vụn sót lại khi sao chổi 109P/ Swift-Tuttle tiến về phía Mặt Trời. Lần cuối sao chổi này tới gần Mặt Trời và cắt qua quỹ đạo của Trái Đất là năm 1992, tiếp theo sẽ là năm 2026. Perseids là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất cùng với Geminids diễn ra cuối năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 24/06/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 21/06/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 21/06/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 05/06/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 02/06/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 31/05/2025
Phát hiện siêu Trái đất kim cương có khả năng “tái sinh”

Phát hiện siêu Trái đất kim cương có khả năng “tái sinh”

Nhờ kính viễn vọng James Webb, các nhà thiên văn học phát hiện hành tinh dung nham nóng rực cấu tạo từ kim cương phát triển khí quyển thứ hai sau khi sao chủ phá hủy khí quyển ban đầu.

Đăng ngày: 30/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News