Việt Nam sắp đón nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ
Theo NASA, ở vùng quan sát thuận lợi nhất, nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sẽ kéo dài tận 3 giờ, 28 phút và 23 giây rạng sáng ngày 19/11 sắp tới.
Rất tiếc Việt Nam của chúng ta chỉ nằm ở khu vực "rìa" của vùng có thể quan sát nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ. Theo tính toán của trang Date and Time, định vị tại TP HCM cho thấy tổng thời gian quan sát là 1 giờ, 36 phút và 56 giây. Góc nhìn từ TP HCM bất lợi bởi dự báo thời tiết cho thấy trời sẽ nhiều mây.
Nguyệt thực - (Ảnh: NASA).
Trong khi đó, Canada, hầu hết nước Mỹ, hầu hết Greenland và một phần nước Nga sẽ nằm trong vùng quan sát nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ thuận lợi nhất với thời gian quan sát trọn vẹn và tỉ lệ che phủ của Mặt trăng lên tới 97%, độ che phủ đậm nên sẽ cho phép Mặt trăng chuyển màu gần như trăng máu (tức nguyệt thực toàn phần) vào rạng sáng ngày 19-11 sắp tới.
Tại Việt Nam, bạn sẽ chỉ thấy Mặt trăng ửng đỏ một góc trong một quãng thời gian ngắn, trước và sau đó là "nguyệt thực nửa tối", tức Mặt trăng không đổi màu mà sẽ có một chiếc bóng mờ lướt qua ở phần trên của Mặt trăng.
Việt Nam chỉ nằm ở phần rìa của vùng quan sát được và không phải nơi quan sát thuận lợi nhất - (Ảnh: Date and Time).
Lý do thời gian quan sát ở Việt Nam ngắn là vì phần đầu của nguyệt thực, hoàng hôn vẫn chưa buông xuống nên không quan sát được Mặt trăng. Vào ngày 19-11, từ Việt Nam sẽ trông thấy nguyệt thực từ khi trăng mọc (17 giờ 26 phút 44 giây), đạt cực đại vào lúc 17 giờ 32 phút 49 giây. Trạng thái nguyệt thực bán phần kết thúc lúc 17 giờ 47 phút 4 giây và trạng thái nguyệt thực nửa tối kết thúc lúc 19 giờ 3 phút 40 giây.
Theo Đài quan sát Holcomb từ Đại học Butler, Indiana, lần nguyệt thực sắp tới này sẽ là nguyệt thực bán phần dài nhất thế kỷ và cũng dài nhất trong vòng 580 năm qua.
Nguyệt thực xảy ra khi Trái đất rơi vào điểm giữa Mặt trời và Mặt trăng, khiến Mặt trăng bị phủ chiếc bóng của chính Trái đất. Ánh sáng vẫn yếu ớt uốn cong xung quanh Trái đất để cho Mặt trăng một độ sáng nhất định, nhưng bị bầu khí quyển Trái đất lọc ra các bước sóng ngắn hơn, xanh hơn, chỉ chừa lại các bước sóng dài màu đỏ và cam. Khi đến được Mặt trăng, ánh sáng có màu đỏ sậm gần như màu của gỉ sắt.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược
Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.
