Việt Nam sắp quan sát được mưa sao băng Orionids đạt đỉnh

Người yêu thích thiên văn học tại Việt Nam có thể quan sát mưa sao băng Orionids đạt đỉnh vào đêm 20, rạng sáng 21/10.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, cho biết khoảng 12h ngày 20/10, chòm sao Orion sẽ xuất hiện trọn vẹn trên bầu trời phía đông và người quan sát có thể nhìn rõ chòm sao này nếu có góc nhìn thoáng về phía đông.

Trong trường hợp góc nhìn không đủ rộng, mọi người có thể quan sát mưa sao băng vào lúc nửa đêm đến 1h sáng 21/10. Tới khoảng 3h30-4h, chòm sao sẽ lên cao nhất và sau đó tiếp tục di chuyển về phía tây.

Việt Nam sắp quan sát được mưa sao băng Orionids đạt đỉnh
Mưa sao băng Orionids khi đạt đỉnh điểm vào năm 2014. (Ảnh: Creative Commons).

Vào đêm đạt cực điểm, chòm sao Orionids có thể đạt 20 đến 30 sao băng mỗi giờ cho người quan sát từ mặt đất.

Tuy nhiên, vào đêm sao băng năm nay, Mặt Trăng ở rất gần chòm sao, nên số lượng sao băng được nhìn thấy sẽ bị giảm xuống, còn từ 10-15 sao băng/giờ và có thể giảm xuống nữa ở những nơi không khí ô nhiễm.

Hiện tượng này có thể quan sát được bằng mắt thường ở mọi nơi trên thế giới, bao gồm Việt Nam. Ông Sơn cho biết để quan sát mưa sao băng không cần bất kỳ dụng cụ đặc biệt nào. Tuy nhiên, người xem nên chú ý sức khỏe và sự an toàn khi ra ngoài trời vào ban đêm.

Việt Nam sắp quan sát được mưa sao băng Orionids đạt đỉnh
Hình dạng chòm sao Orion, ở giữa là 3 ngôi sao gần như thẳng hàng tạo thành phần eo của chòm sao. (Ảnh: Amsmeteors.com).

Theo trang Earthsky.com, sao băng không thật sự là "sao". Chính xác hơn, sao băng là những vật thể trong không gian bị bốc cháy ở bầu khí quyển của trái đất.

Mưa sao băng Orionids bao gồm những hạt bụi bị cháy của Sao chổi Halley. Khi Trái đất di chuyển quanh mặt trời trên quỹ đạo của mình và đi ngang qua những đám bụi do Sao chổi Halley để lại, các hạt bụi này bốc cháy ở khí quyển của trái đất, tạo thành mưa sao băng rơi xuống.

Mỗi năm, quỹ đạo của Trái đất sao giao với quỹ đạo của Sao chổi Halley 2 lần, một lần vào tháng 5, tạo ra trận mưa sao băng Eta Aquarid, và một lần vào tháng 10, hình thành nên mưa sao băng Orionids.

  • Hướng dẫn quan sát mưa sao băng Orionids đêm nay
  • Những điều bạn chưa biết về sao băng
  • Hướng dẫn chụp ảnh hiện tượng mưa sao băng
  • Việt Nam có thể quan sát mưa sao băng Orionids vào rạng sáng 21/10
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hướng dẫn quan sát mưa sao băng Orionids đêm nay

Hướng dẫn quan sát mưa sao băng Orionids đêm nay

Năm nay, nếu thời tiết cho phép, chúng ta sẽ có thể thấy nhiều sao băng dài và sáng với mật độ khoảng 20 sao băng mỗi giờ.

Đăng ngày: 20/10/2017
Người Việt có thể ngắm mưa sao băng vào đêm nay

Người Việt có thể ngắm mưa sao băng vào đêm nay

Perseids, một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất năm đạt cực điểm 200 vệt/giờ sắp diễn ra và ở Việt Nam có thể quan sát được hiện tượng này.

Đăng ngày: 20/10/2017
Việt Nam có thể quan sát mưa sao băng Orionids vào rạng sáng 21/10

Việt Nam có thể quan sát mưa sao băng Orionids vào rạng sáng 21/10

Vào rạng sáng ngày 21/10, người yêu thiên văn Việt Nam có thể quan sát mưa sao băng Orionids- trận mưa sao băng cỡ trung bình với khoảng 20-30 vệt sao băng mỗi giờ.

Đăng ngày: 20/10/2017
Hàng trăm cổng đá gây bối rối trong ảnh Google Earth

Hàng trăm cổng đá gây bối rối trong ảnh Google Earth

Gần 400 công trình đá có niên đại hàng nghìn năm được phát hiện ở Arab Saudi. Một số trong những kết cấu giống bức tường này xếp dọc theo những vòm dung nham lâu đời.

Đăng ngày: 19/10/2017
Tìm hiểu về hành tinh lùn Ceres

Tìm hiểu về hành tinh lùn Ceres

Hành tinh lùn này được Giuseppe Piazzi phát hiện vào ngày 1/1/1801 và được đặt tên theo nữ thần Hy Lạp Ceres.

Đăng ngày: 19/10/2017
Phá vỡ mọi kỷ lục, động cơ đẩy mới của NASA mở ra cơ hội chinh phục sao Hỏa

Phá vỡ mọi kỷ lục, động cơ đẩy mới của NASA mở ra cơ hội chinh phục sao Hỏa

Được đồng phát triển bởi các nhà nghiên cứu ở Đại học Michigan và Không quân Hoa Kỳ, X3 là loại động cơ chạy nhiên liệu ion được thiết kế để đẩy tàu vũ trụ.

Đăng ngày: 19/10/2017
Vành đai Kuiper là gì?

Vành đai Kuiper là gì?

Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức về vành đai Kuiper trong Hệ Mặt trời, mời các bạn cùng tham khảo?

Đăng ngày: 19/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News