Việt Nam sẽ có Luật Đa dạng sinh học
Luật này cung cấp cho các ngành liên quan, địa phương và cộng đồng những cơ sở lý luận, khoa học và nguyên tắc xác định các hành vi quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường...
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đánh giá, đa dạng sinh học tại Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và các hành vi đối xử bất hợp lý của con người tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Sự ra đời của Luật Đa dạng sinh học nhằm cung cấp cho các ngành liên quan, các địa phương, cộng đồng dân cư những cơ sở lý luận, khoa học và nguyên tắc xác định các hành vi quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Hiện nay, Bộ TN&MT đang chuẩn bị soạn thảo Kế hoạch xây dựng Luật Đa dạng sinh học. Nội dung Luật này tập trung nghiên cứu, triển khai 7 nhiệm vụ: Điều tra, đánh giá và quan trắc về đa dạng sinh học; lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; bảo vệ các nguồn gen động thực vật hoang dã quý hiếm; thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên; phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý đa dạng sinh học; chia sẻ lợi ích trong quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học; hợp tác quốc tế và thực hiện các công ước quốc tế liên quan đến đa dạng sinh học.
Dự kiến dự án Luật này sẽ được trình Chính phủ phê duyệt vào đầu năm 2007.
Kiều Minh

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.
