Việt Nam sẽ đón siêu trăng vào thời điểm nào trong năm 2018?
Năm 2017 chỉ có duy nhất một siêu trăng, nhưng đến năm 2018 sẽ có đến 2 siêu trăng. Dựa trên thực tế, hai trăng tròn tiếp theo xuất hiện vào tháng 1/2018 - sẽ là siêu trăng. Vậy Việt Nam sẽ đón siêu trăng vào thời điểm nào?
Khi nào siêu trăng tiếp theo sẽ xuất hiện?
Theo định nghĩa của nhà chiêm tinh Richard Nolle, trăng non (New Moon) hay trăng tròn (Full Moon) đã di chuyển đến khoảng cách 362.146km (225.027 dặm) của Trái đất, được đo từ trung tâm của Mặt trăng và Trái đất, để được coi là siêu trăng.
Ngày 2/1/2018, chúng ta sẽ lại được đón siêu trăng.
Dựa theo định nghĩa này, năm 2017 chỉ có duy nhất một siêu trăng, trăng tròn tháng 12. Siêu trăng ngày 3/12/2017 là siêu trăng đầu tiên trong ba siêu trăng. Hai trăng tròn tháng Giêng năm 2018 - sẽ xuất hiện vào ngày 02 và ngày 31/1 - cũng được coi là siêu trăng. Như trường hợp đặc biệt, đó là siêu trăng thứ hai trong số ba siêu trăng hoàn toàn trùng với thời gian Mặt trăng ở tại vị trí cực cận (điểm Mặt trăng gần Trái đất nhất trong tháng đó). Vì vậy, trong chuỗi ba siêu trăng này, siêu trăng ngày 2/1/2018 sẽ xuất hiện tại vị trí gần nhất và lớn nhất.
- Khoảng cách trăng tròn (diễn ra vào lúc 15:47 UTC, ngày 3/12/2017): 357.987km. Khoảng cách vị trí cực cận trên Mặt Trăng (diễn ra vào lúc 08:42 UTC, ngày 4/12/2017): 357.492km.
- Khoảng cách trăng tròn (diễn ra vào lúc 02:24 UTC, ngày 2/1/2018 ): 356.846 km. Khoảng cách vị trí cực cận trên Mặt Trăng (diễn ra vào lúc 21:54 UTC, ngày 1/1/2018 ): 356.565km.
- Khoảng cách trăng tròn (diễn ra vào lúc 13:27 UTC, ngày31/1/2018): 360.199km. Khoảng cách vị trí cực cận trên Mặt Trăng (diễn ra vào lúc 9:54 UTC, ngày 30 /1/2018): 358.995km.
Một số người sẽ gọi trăng tròn xuất hiện vào ngày 31/1/2018 là Blue Moon - Trăng Xanh (một khái niệm trong thế giới phương Tây chỉ hiện tượng trăng tròn không ăn khớp với một tháng dương lịch. Thông thường một năm dương lịch có mười hai lần trăng tròn, tương đương mỗi tháng có một lần trăng tròn) bởi vì đây là lần thứ hai xuất hiện trăng tròn trong cùng một tháng.
Chúng ta có thể mong đợi siêu trăng trong phần ba kế tiếp tái diễn sau 14 tháng âm lịch (14 lần trăng tròn). Nhân đây, 14 tháng âm lịch đại diện cho khoảng thời gian 1 năm, 1 tháng và 18 ngày. Vào năm 2019, siêu trăng thứ hai trong ba siêu trăng sẽ xuất hiện - là siêu trăng gần nhất và lớn nhất.
Siêu trăng trông như thế nào?
Hầu hết các nhà thiên văn học đều cho rằng bạn không thể phát hiện ra bất kỳ sự khác biệt nào bằng mắt thường giữa một siêu trăng và bất kỳ mặt trăng bình thường nào, mặc dù một số nhà quan sát lại nói rằng bạn có thể.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
