Việt Nam sẽ sản xuất vệ tinh vào năm 2022

Sau khi hoàn thành lộ trình phát triển vệ tinh, năm 2022 Việt Nam sẽ tự sản xuất vệ tinh và trở thành một trong những nước đứng đầu khu vực ở lĩnh vực này.

Ngày 23/3, tại hội nghị triển khai kế hoạch 2017-2022 dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm vệ tinh quốc gia (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ) cho biết, sau khi phát triển thành công vệ tinh PicoDragon (1kg), thời gian tới đơn vị tiếp tục dự án chế tạo NanoDragon (4-6kg), MicroDragon (10kg) và Lotusat (600kg).

Năm 2018, MicroDragon của Việt Nam dự kiến được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa của Nhật Bản. Vệ tinh này là khối vuông nặng khoảng 50kg, do các kỹ sư Việt Nam chế tạo, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Nhật Bản. Nó có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

Việt Nam sẽ sản xuất vệ tinh vào năm 2022
Lộ trình phát triển vệ tinh ở Việt Nam.

Năm 2019, vệ tinh Lotusat -1 sẽ được phóng và đi vào hoạt động. Năm 2022, các hạ tầng kỹ thuật hiện đại cho nghiên cứu, lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh cũng sẵn sàng hoạt động để tiến tới phát triển Lotusat -2. Đây là vệ tinh đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam và sẽ cung cấp ảnh vệ tinh cho Việt Nam.

"Với hai vệ tinh công nghệ cảm biến radar hiện đại này, Việt Nam có khả năng quan sát toàn bộ lãnh thổ và vùng biển quốc gia trong mọi điều kiện thời tiết, với độ phân giải cao, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai, quản lý nguồn tài nguyên và giám sát môi trường", ông Tuấn nói.

Nếu hoàn thành lộ trình trên thì đến năm 2022, Việt Nam sẽ thuộc nhóm các nước đứng đầu khu vực ở lĩnh vực này, tương đương với Indonesia và Malaysia.

Ngày 4/8/2013, vệ tinh siêu nhỏ Pico Dragon vào vũ trụ trên con tàu vận tải HTV4 từ bệ phóng Yoshinobu ở Trung tâm Vũ trụ Tanegashima của Nhật Bản. Vệ tinh được chế tạo với mục tiêu phục vụ đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, từng bước tiếp cận quy trình thiết kế, chế tạo, tích hợp, và thử nghiệm vệ tinh. Nó đã hoạt động trên quỹ đạo từ 19/11/2013 đến 1/3 năm nay, và liên lạc thành công với các trạm mặt đất của VNSC cùng nhiều nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngắm đại sao chổi tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời suốt 18 tháng

Ngắm đại sao chổi tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời suốt 18 tháng

Sao chổi Hale-Bopp sáng hơn 1.000 lần so với sao chổi Halley vào thời điểm phát hiện. Cái đuôi màu xanh lam nhạt pha trắng thậm chí có thể quan sát được ở những đô thị ô nhiễm ánh sáng như Chicago.

Đăng ngày: 24/03/2017
Robot thăm dò của NASA bị đá sao Hỏa cứa rách bánh

Robot thăm dò của NASA bị đá sao Hỏa cứa rách bánh

Bức ảnh được NASA công bố cho thấy bánh xe giữa phía bên trái của tàu thăm dò Curiosity bị vỡ nhiều đoạn do địa hình phức tạp trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 24/03/2017
Sử dụng máy tính cơ học 2300 năm trước để nghiên cứu sao Kim

Sử dụng máy tính cơ học 2300 năm trước để nghiên cứu sao Kim

Người Hy Lạp cổ đại chế tạo máy tính cơ học có khả năng dự đoán chính xác các hiện tượng thiên văn. NASA hy vọng có thể chế tạo một thiết bị tương tự để nghiên cứu sao Kim.

Đăng ngày: 24/03/2017
Nhà vật lý học huyền thoại Stephen Hawking sắp bay vào không gian

Nhà vật lý học huyền thoại Stephen Hawking sắp bay vào không gian

Nhà vật lý học và vũ trụ học nổi tiếng nhất thế giới vừa cho biết, ông nhận đã lời mời bay vào không gian vũ trụ bằng con tàu SpaceShipTwo của Tập đoàn Virgin.

Đăng ngày: 23/03/2017
Công ty châu Âu muốn đưa phi thuyền lên Mặt Trăng vào năm 2018

Công ty châu Âu muốn đưa phi thuyền lên Mặt Trăng vào năm 2018

Công ty tư nhân PTScientists chế tạo hai tàu thăm dò và dự kiến phóng lên Mặt Trăng trên tên lửa SpaceX Falcon 9 của tỷ phú Elon Musk vào năm sau.

Đăng ngày: 22/03/2017
Sao Mộc không xoay quanh mặt trời

Sao Mộc không xoay quanh mặt trời

Hành tinh lớn nhất trong Thái Dương Hệ không xoay quanh mặt trời như chúng ta vẫn tưởng, mà di chuyển quanh một điểm phía trên ngôi sao này.

Đăng ngày: 22/03/2017
Điều gì xảy ra khi Trái Đất rơi vào hố đen?

Điều gì xảy ra khi Trái Đất rơi vào hố đen?

Con người không thể tiến đến gần lỗ đen, nhưng các robot có thể thực hiện nhiệm vụ khó khăn này và gửi tín hiệu trở lại Trái Đất trước khi đi qua vùng chân trời sự kiện.

Đăng ngày: 22/03/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News