Việt Nam ưu tiên đảm bảo an toàn hạt nhân
An toàn hạt nhân là ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển và ứng dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định trước thềm hội nghị hạt nhân toàn cầu.
>>> Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt: Dùng Uranium độ giàu thấp
Đây là tuyên bố được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đưa ra trong cuộc họp báo thường kỳ ngày hôm nay, nhân dịp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ hai tại Hàn Quốc từ ngày 26-27/3.
"Việt Nam luôn xác định bảo đảm an ninh an toàn là ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển và ứng dụng năng lượng hạt nhân, đồng thời ủng hộ quyền của các quốc gia được sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, cũng như là các nỗ lực giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân", ông Nghị nói.
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt
Là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ hai tại Hàn Quốc nhằm khẳng định chính sách nhất quán trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và đảm bảo an ninh an toàn hạt nhân.
"Việt Nam coi trọng và sẵn sàng mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân. Tại hội nghị, Việt Nam sẽ nêu bật các nỗ lực và biện pháp đã thực hiện thời gian qua nhằm đảm bảo an toàn hạt nhân ở mức độ cao nhất, đồng thời nỗ lực cùng các nước có các biện pháp tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh an toàn hạt nhân, góp phần củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới", ông Nghị nêu rõ.
Trong thời gian qua, Việt Nam có nhiều hoạt động quan trọng trong lĩnh vực hạt nhân. Việt Nam và Nga vừa ký hiệp định về việc vận chuyển các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng của lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt về Nga.
Hiệp định này cùng với các Hiệp định về xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân, khẳng định sự hợp tác mang tính chiến lược giữa Việt Nam và Nga trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Lò hạt nhân Đà Lạt cũng đã hoạt động trở lại, sau 3 tháng tạm ngưng để thay thế nhiên liệu phản ứng bằng uranium có độ làm giàu thấp. Đây là một phần trong nỗ lực chung của Việt Nam, Nga, Mỹ và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nhằm tăng cường sử dụng hạt nhân cho mục đích hòa bình, giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn cho thế giới từ nguồn nhiên liệu uranium giàu, thực hiện cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
