Virus lạ khiến chim cầu vồng chết hàng loạt

Một loại virus lây lan nhanh chóng đang khiến loài vẹt cầu vồng nổi tiếng ở Nam Queensland, Australia rơi xuống đất chết hàng loạt.

Virus gây ra “hội chứng tê liệt lorikeet” hay “hội chứng co móng vuốt” khiến chim cầu vồng (lorikeet) không thể bám cành hay đậu xuống đất, thậm chí không thể bay bình thường. Mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể khác nhau ở mỗi cá thể, nhưng chúng đều chịu chung một số phận là rơi xuống đất và chết.

Virus lạ khiến chim cầu vồng chết hàng loạt
Virus lạ khiến chim cầu vồng không thể bám cành hay đậu xuống đất, thậm chí không thể bay bình thường. (Ảnh: ABC)

“Một số con chim, vì không thể bay hay đi lại bình thường, sẽ rơi xuống đất và chết đói hoặc trở thành mồi cho thú săn hoặc kiến”, ABC trích lời chuyên gia về chim Darryl Jones từ Đại học Griffith.

“Một cách chết kinh khủng”, vị chuyên gia nói thêm.

Tình trạng đáng báo động này đang xảy ra trên diện rộng, ông Jones cho hay. Mặc dù không liên quan đến Covid-19, virus này có một điểm tương đồng quan trọng: chúng lan truyền nhanh chóng khi những con chim tiếp xúc gần.

“Vấn đề là lorikeet khá kém trong việc giữ khoảng cách".

Virus từng được phát hiện nhiều lần ở Australia từ những năm 1970. Hiện căn bệnh lan rộng ở phía Đông Nam bang Queensland như Brisbane hay Sunshine Coast.

“Bất cứ lúc nào, chúng tôi cũng có khoảng 30 con vẹt nhiễm bệnh ở bệnh viện”, Michael Betty, đại diện Hiệp hội Hoàng gia phòng chống ngược đãi với động vật (RSPCA) cho biết.

Hiện nguồn gốc của virus chưa được làm rõ, nhưng thức ăn của chim trong tự nhiên có thể là nguyên nhân. "Chúng tôi không rõ có sự liên quan như thế nào (giữa thức ăn của chim và căn bệnh), chúng tôi biết về chứng bệnh, nhưng không rõ nguyên nhân".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lạ lùng loài chuột cần hít CO2 để khỏi co giật

Lạ lùng loài chuột cần hít CO2 để khỏi co giật

Chuột dũi trụi lông dựa vào nguồn CO2 dồi dào trong chiếc hang chật chội nhiều ngóc ngách để kiểm soát bộ não và thoát khỏi nguy cơ co giật.

Đăng ngày: 04/05/2020
Sự thật về văn hóa kết đôi

Sự thật về văn hóa kết đôi "sống chết có nhau" của chim hồng hạc

Chim hồng hạc là một trong ít loài trong giới tự nhiên tuân thủ quy tắc kết bạn một một trong cuộc sống khá đặc biệt. Chúng sống cùng nhau, bay cùng nhau, đứng cạnh nhau và chết cũng cùng nhau.

Đăng ngày: 03/05/2020
11 động vật chung thủy nhất thế giới tự nhiên

11 động vật chung thủy nhất thế giới tự nhiên

Những động vật được đề cập trong bài viết này luôn đi “có cặp có đôi” và luôn chung thủy trong suốt cuộc đời chúng.

Đăng ngày: 01/05/2020
Giải mã bí mật của loài dơi

Giải mã bí mật của loài dơi

Các nhà cổ sinh vật học tìm về tổ tiên loài dơi để có thể giải thích làm thế nào dơi trở thành động vật có vú duy nhất biết bay.

Đăng ngày: 01/05/2020
Phát hiện loài giáp xác cực độc đầu tiên

Phát hiện loài giáp xác cực độc đầu tiên

Các nhà khoa học đã phát hiện loài giáp xác đầu tiên trên thế giới có nọc độc như rắn và nhện độc.

Đăng ngày: 30/04/2020
Loài gặm nhấm nào lãng mạn và ít

Loài gặm nhấm nào lãng mạn và ít "lăng nhăng" nhất?

Hầu hết cái loài gặm nhấm đều nổi tiếng "đa tình", vì thế thói quen kết đôi 1 vợ 1 chồng của chuột đồng là rất độc đáo.

Đăng ngày: 29/04/2020
Tại sao rái cá biển nắm tay nhau khi ngủ?

Tại sao rái cá biển nắm tay nhau khi ngủ?

Đối với những đôi lứa yêu nhau, việc nắm chặt tay người ấy trong giấc ngủ là một cảm giác không thể nào tuyệt vời hơn. Vậy bạn có ghen tị không khi biết rằng, có một loài vật mà ngày nào chúng cũng được tận hưởng cảm giác ấy?

Đăng ngày: 29/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News